Hiện ngành nông nghiệp huyện Càng Long (tỉnh Vĩnh Long) đang tích cực đẩy mạnh công tác vận động nông dân trồng dừa trong huyện, dừa trồng theo hướng hữu cơ để nâng cao chuỗi giá trị và nâng cao thu nhập
Theo thống kê của UBND xã Huyền Hội (huyện Càng Long, tỉnh Vĩnh Long), hiện toàn xã có khoảng 3.100 ha đất sản xuất nông nghiệp; trong đó, có gần 620 ha trồng dừa.
Mới đây, ngành nông nghiệp huyện Càng Long đã phối hợp với Công ty TNHH Chế biến nông sản Thuận Phong (tỉnh Bến Tre) khảo sát để liên kết với các nhà vườn trên địa bàn xã Huyền Hội để xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trước đó, Công ty này đã có vùng nguyên liệu dừa hữu cơ trên 520ha ở xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành và hiện đang tiếp tục mở rộng thêm nhiều vùng nguyên liệu tại Càng Long.
Theo đó, nông dân trồng dừa có diện tích trồng dừa tối thiểu 2.000m2 đồng ý tham gia liên kết với Công ty sẽ được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ.
Sau khoảng 8 tháng sản xuất hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ, không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, công ty sẽ hỗ trợ 100% chi phí và thủ tục để nhà nông được cấp giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ đạt chuẩn quốc tế. Dừa đạt chuẩn này đảm bảo được công ty mua với giá cao hơn giá thị trường từ 05-10%.
Càng Long là huyện có diện tích dừa lớn nhất trên địa bàn tỉnh, hiện toàn huyện có hàng chục ngàn hộ nông dân trồng dừa, với tổng diện tích trên 8.200 ha, tập trung nhiều ở các xã Đại Phúc, Đại Phước, Đức Mỹ, Huyền Hội và xã Mỹ Cẩm…, hàng năm cho sản lượng gần 108.000 tấn.
Huyện Càng Long hiện có 4 vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đã được Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) xây dựng, với tổng diện tích 1.400 ha đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU) và Mỹ (USDA); trong đó, có 350 ha tại xã Đại Phúc, 260 ha tại xã Đại Phước, 190 ha tại xã Đức Mỹ, 600 ha tại xã Mỹ Cẩm.
Hiện ngành nông nghiệp huyện Càng Long đang đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền các nhà vườn trồng dừa giữ vững vùng nguyên liệu dừa sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn EU, USDA, vận động nông dân tuyệt đối tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đã được doanh nghiệp hướng dẫn vì giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 1 năm; hàng năm đều phải đánh giá lại để tái chứng nhận.
Trường hợp vườn dừa không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi vùng nguyên liệu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nông dân cần tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, giúp việc hỗ trợ kỹ thuật trồng dừa theo hướng hữu cơ thuận lợi, góp phần nâng cao chuỗi giá trị cây dừa và nâng cao thu nhập.
Theo đó, nông dân trồng dừa có diện tích trồng dừa tối thiểu 2.000m2 đồng ý tham gia liên kết với Công ty sẽ được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng hữu cơ.
Sau khoảng 8 tháng sản xuất hoàn toàn bằng phân bón hữu cơ, không sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, công ty sẽ hỗ trợ 100% chi phí và thủ tục để nhà nông được cấp giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ đạt chuẩn quốc tế. Dừa đạt chuẩn này đảm bảo được công ty mua với giá cao hơn giá thị trường từ 05-10%.
Càng Long là huyện có diện tích dừa lớn nhất trên địa bàn tỉnh, hiện toàn huyện có hàng chục ngàn hộ nông dân trồng dừa, với tổng diện tích trên 8.200 ha, tập trung nhiều ở các xã Đại Phúc, Đại Phước, Đức Mỹ, Huyền Hội và xã Mỹ Cẩm…, hàng năm cho sản lượng gần 108.000 tấn.
Huyện Càng Long hiện có 4 vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đã được Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) xây dựng, với tổng diện tích 1.400 ha đạt tiêu chuẩn Châu Âu (EU) và Mỹ (USDA); trong đó, có 350 ha tại xã Đại Phúc, 260 ha tại xã Đại Phước, 190 ha tại xã Đức Mỹ, 600 ha tại xã Mỹ Cẩm.
Hiện ngành nông nghiệp huyện Càng Long đang đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền các nhà vườn trồng dừa giữ vững vùng nguyên liệu dừa sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn EU, USDA, vận động nông dân tuyệt đối tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đã được doanh nghiệp hướng dẫn vì giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 1 năm; hàng năm đều phải đánh giá lại để tái chứng nhận.
Trường hợp vườn dừa không đạt chuẩn sẽ bị loại ra khỏi vùng nguyên liệu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nông dân cần tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, giúp việc hỗ trợ kỹ thuật trồng dừa theo hướng hữu cơ thuận lợi, góp phần nâng cao chuỗi giá trị cây dừa và nâng cao thu nhập.