Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây chuối tây Thái Lan

Chuối là một loài cây quen thuộc của người dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Với đặc tính khí hậu thuận lợi là nhiệt đới ẩm gió mùa, nước ta có lợi thế lớn về nông nghiệp và chuối là một trong những giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có nhiều lợi ích và dễ canh tác.

Đặc điểm nổi bật của cây chuối tây Thái

Nước ta có rất nhiều giống chuối được trồng rộng rãi tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự,..và chuối tây Thái là một trong những giống chuối được nuôi cấy mô có nguồn gốc từ Thái Lan được nhân giống ở nước ta vài năm trở lại đây.

Đặc điểm nổi bật của cây là cho thu hoạch trong thời gian dài,có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, không bị sâu bệnh hay thối gốc. Cây chuối giống Thái Lan được nuôi cây mô khỏe, có sức chống chịu hạn và ngập úng tốt, cây có quả to, đều, không có cạnh, núm quả ngắn, quả già có màu xanh phớt trắng, khi chín có màu vàng và mùi thơm đặc trưng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây

Là loại cây thân thảo to, cây nên trồng trên loại đất pha, thoát nước nhanh.

Cách trồng:

 Làm đất: Tiến hành đào hố với kích thước 50x50x50 cm.

– Bón lót: Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,3kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Tiến hành bón phân trước khi trồng từ 15 – 30 ngày.

– Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

Kỹ thuật chăm sóc

Chuối là cây chịu nóng kém nên cần rất nhiều nước vì vậy phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm, để cây phát triển bình thường. Ở giai đoạn cây con tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần. Vào mùa mưa cần thoát  nước cho vườn chuối để tránh ngập úng.

– Bón thúc: 0,3 – 0,4kg ure và 0,4 – 0,5 Kali clorua/cây/vụ

– Tỉa mầm: Trên cây mẹ chỉ để khoảng 1-2 mầm cây con, tỉa khoảng một tháng một lần, nên tỉa vào lúc trời nắng ráo để tránh đọng nước gây thối cây mẹ.

 Phòng trừ sâu, bệnh hại

Cây chuối thường xuất hiện một số loại sâu hại như:

– Sùng đục củ: Cây chuối có biểu hiện mọc yếu, lá rụng nhiều. Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Basudin rải trên cổ gốc chuối để trừ sùng.

– Bù lạch: Thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen (ghẻ), làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu.

* Phòng trị: Phun thuốc Decis hoặc Sherpa 25 EC ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.

Công dụng của chuối tây Thái:

Giống như các loại chuối khác, chuối tây Thái có thể được tận dụng ở hầu hết mọi bộ phận trên cây từ thân, lá, củ, hoa, quả. Quả chuối tây Thái chứa rất nhiều dinh dưỡng, thơm ngon, dùng để ăn trực tiếp, làm đồ thờ biếu kính, nguyên liệu thực phẩm và chế biến món ăn cùng với việc mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm giàu cho bà con.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Nhà Vườn Đạt Nhung  – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞/Zalo: 0962.540.005 -0373.156.111- 0963.643.451 – 0978.073.003

🏠 Địa chỉ:khu31ha, Nguyễn Mậu tài, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

🌍 Website: viencaygiongtrunguong.com

❌Lưu ý: Vì vườn em đông khách nên nhắn tin zalo bên em trả lời nhanh hơn ạ.

Tin Liên Quan