Sơn La và Hòa Bình là 2 địa phương nằm trong dự án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc. Hiện nay trên địa bàn đã hình thành nhiều chuỗi liên kết đưa các loại trái cây cũng như các loại nông sản đặc sản đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Trong 2 ngày 13-14/12/2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Triển khai hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc”.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng trong việc thực hiện chủ trương của Bộ NNPTNT về tổ chức sản xuất, xây dựng và và phát triển các tổ khuyến nông cộng đồng tại vùng nguyên liệu cây ăn quả. Chính sách của Bộ NNPTNT đã khơi đúng thế mạnh của các địa phương. Những vùng trồng cây nguyên liệu ăn quả đang phát triển nhanh và làm tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Diện tích trồng cây ăn quả đang phát triển mạnh
Thống kê năm 2021 của Bộ NN&PTNT, cả nước có khoảng 1,17 triệu ha cây ăn quả. Trong đó, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc có khoảng 266.000 ha, chiếm 60% diện tích cây ăn quả của toàn miền Bắc. Những năm qua, việc phát triển cây ăn quả trong vùng đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, tăng thu nhập cho nông dân trên địa bàn.
Diện tích trồng cây ăn quả ở một số tỉnh đã liên tục tăng. Hiện nay đã hình thành các vùng cây ăn quả tập trung quy mô lớn ở Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện đề án thí điểm phát triển vùng nguyên liệu, theo đó, sẽ hình thành 05 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, mục tiêu của Đề án cũng nhằm phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương. Thời gian thời gian thực hiện đề án từ 2021-2025.
Vựa cây có múi Sơn La chuyển mình, xuất hiện nhiều tỷ phú
Sơn La là một trong những tỉnh đi đầu trong việc phát triển vùng nguyên liệu. Theo ông Quàng Xuân Ngọc, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La, giai đoạn 2015 – 2021, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi được trên 60.000 ha cây trồng khác sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra của tỉnh ước đạt 82.815 ha. Trong đó, diện tích cây ăn quả áp dụng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác tại Sơn La đạt trên 1.500 ha.
https://geo.dailymotion.com/player/x9u8j.html?video=k1TtbNkXbh3kwayAGS5&mute=true&scaleMode=fit&syndication=274490https://imasdk.googleapis.com/js/core/bridge3.549.0_en.html#goog_1970073790Powered by GliaStudiojavascript:if(typeof(adnzone515334)!=’undefined’){adnzone515334.renderIframe();}else{parent.adnzone515334.renderIframe();}
“Thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh Sơn La đã được mở rộng đến các siêu thị lớn, trong và ngoài tỉnh, xuất khẩu sang Trung Quốc, Úc, các nước EU, Mỹ. Năm 2018, tỉnh xuất khẩu được 17.501 tấn quả các loại. Sơn La đang vươn lên trở thành vùng nguyên liệu cây ăn quả lớn nhất miền Bắc”, ông Quảng Xuân Ngọc cho biết.
Triển khai Ðề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Sơn La và Hòa Bình sẽ hình thành và phát triển 14.000 ha cây ăn quả vùng miền núi phía bắc.
Về phát triển chuỗi cây ăn quả, các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc đã phát triển được 206 chuỗi liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP; diện tích 6.101 ha, sản lượng 100.125 tấn và tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức liên kết đạt 23%.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận định, việc phát triển cây ăn quả trong khu vực sẽ giúp nông dân và địa phương phát triển kinh tế-xã hội, qua đó, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ngành nông nghiệp, tăng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Trong năm vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ liên kết trên địa bàn các tỉnh miền núi phí Bắc: Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết được 63 chuỗi liên kết; hỗ trợ đào tạo tập huấn được 143 lớp; hỗ trợ xây dựng được 24 mô hình khuyến nông; hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi được 17 chuỗi;
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng hỗ trợ xác nhận chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu và quản bá sản phẩm được 152 sản phẩm; hỗ trợ giống vật tư bao bì nhãn mác được 59 sản phẩm; hỗ trợ máy móc thiết bị 41 chiếc; hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết được 31 công trình.
Trong thời gian tới nhằm phát triển bền vững vùng nguyên liệu cây ăn quả tại các tỉnh phía Bắc, các địa phương cần cải tiến kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất trên quy mô lớn như giống mới, rải vụ, cơ giới hóa, áp dụng quy trình thâm canh, VietGAP, hữu cơ, sản xuất đạt chất lượng xuất khẩu, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, sơ chế, bảo quản, đóng gói, liên kết tiêu thụ…