Cây dâu tằm vốn được trồng để làm bờ rào giờ đây đã đem lại nguồn lợi hàng tỷ đồng ở Hà Nội. Những ngày cuối tháng 3 đầu tháng 4 là mùa dâu tằm chín đỏ rực, mỗi ngày người dân thu vầ vài triệu đồng từ bán dâu. Những quả dâu chím tím mọng được khách Hàn Quốc đặc biệt ưa thích và mua với số lượng lớn.
Theo bà Nguyễn Hương Lan (hộ dân canh tác dâu tằm tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: Cây dâu được người dân đưa về trồng ở đất này từ 7 năm trước, do hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa nên cây dâu tằm được nhiều người dân tại xã lựa chọn để thâm canh. Tính đến nay, trên địa bàn xã có tới 15 ha đất trồng dâu tằm.
Theo bà Hương Lan, dâu tằm dễ trồng hơn nhiều so với cây đậu tương, lạc, mía… Vì chất đất ở đây có lượng phù sa sông Đáy giàu dinh dưỡng, chi phí lớn nhất khi canh tác dâu là phân bón, tính ra mỗi sào đầu tư khoảng 1 – 2 triệu đồng là đã có lãi rồi.
Từ giữa tháng 3 tới nay, trái dâu dần ngả màu và chín mọng, đó là lúc các chủ vườn tại đây bắt đầu một mùa thu hoạch. |
Hộ gia đình bà Hương Lan có 6 nhân khẩu, mỗi người trung bình một ngày hái được 40 kg. Giá bán dâu tằm ở nội thành Hà Nội đang ở ngưỡng 25.000 đến 30.000 đồng/kg; so với mọi năm không tăng và giữ được mức giá ổn định. Hiện, bà Lan có 80 gốc dâu cho hái quả, gia đình dự tính sẽ có nguồn thu khoảng 40 – 60 triệu đồng.
Lãnh đạo xã Hiệp Thuận cho biết, trước đây, ở địa phương đã từng trồng dâu tằm nhưng để lấy lá nuôi tằm, sau thời gian mai một, cây dâu tằm chỉ còn được dùng làm hàng rào. Khoảng gần 10 năm trở lại đây ở xã Hiệp Thuận, cây dâu tằm được người dân canh tác tại ruộng để lấy quả.
Các hộ nông dân làm nghề trồng dâu ở các xã Dương Liễu, Hiệp Thuận thuộc huyện Hoài Đức và Phúc Thọ (Hà Nội) đang tất bật chăm sóc, cắt tỉa lá để chuẩn bị đón khách. |
Định hướng cho người làm nghề trồng cây này trong thời gian tới, xã Hiệp Thuận đang kêu gọi đầu tư để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm khi ấy sẽ xây dựng phương án phát triển theo nhu cầu tiêu thụ.
Những ngày gần đây trên các sạp hoa quả ở Hà Nội xuất hiện những khu bày bán quả dâu tằm chín. Giá dâu bán lẻ tại các chợ trên địa bàn thủ đô dao động từ 30.000-50.000 đồng/kg. Một tiểu thương bán hàng tại chợ cho biết, chị bắt đầu nhập dâu tằm bán được gần một tuần. Đa phần khách đến mua là người Hàn Quốc. Họ mua về để làm siro nên chỉ chọn những trái chín đen mọng.
Năm nay do thời tiết thất thường, dâu chín không đồng đều, việc thu hoạch khó khăn, giá bán cho các thương lái tại vườn dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg. |
Quả dâu tằm tươi có tới: 88% nước, 60 calo, ngoài ra còn có thêm 9,8% carbs (là những loại đường đơn giản chẳng hạn như glucose và fructose) , 1,7% chất xơ (gồm chất xơ hòa tan (25%) ở dạng pectin và không hòa tan (75%) ở dạng lignin giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm mức cholesterol), 1,4% protein và 0,4% chất béo.
Ngoài ra dâu tằm còn chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất như: vitamin C, sắt, vitamin K1, kali, vitamin E… đây đều là những dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Chị Lan (quận Hoàng Mai) đến tận vườn thu mua 1 tạ dâu sau khi đã đặt trước. Không giống một số loại hoa quả khác, riêng giá dâu tằm càng về cuối vụ sẽ càng lên, vì không có hàng bán. |
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.
Đa phần khách đến mua là người Hàn Quốc. Họ mua về để làm siro nên chỉ chọn những trái chín đen mọng. |
Cây dâu tằm khá phổ biến ở Việt Nam, ngoài giá trị cung cấp nguyên liệu cho nghề nuôi tằm, việc thu hái quả dâu cũng đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Với điều kiện thuận lợi có thị trường tiêu thụ lớn, những địa phương ở ngoại thành Hà Nội đã chú trọng nâng cao chất lượng vùng trồng dâu tằm. Mùa dâu chín không chỉ đem lại nguồn lợi cho người dân từ bán quả mà còn tạo sức hút du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa dâu chín./.