Lạ lùng Bình Thuận, loại quả được mệnh danh là “rồng vàng” phải 2 lần chín mới thơm ngon “nhức nách”

Lạ lùng Bình Thuận, loại quả được mệnh danh là “rồng vàng” phải 2 lần chín mới thơm ngon “nhức nách”

Dù thu hoạch giữa mùa dịch Covid-19, quả thanh long vỏ vàng ruột trắng vẫn có giá cao gấp chục lần thanh long vỏ đỏ ruột trắng. Đặc biệt, loại thanh long có biệt danh rồng vàng này phải để chín 2 lần mới đúng quy trình hảo hạng.
Loại thanh long có biệt danh rồng vàng

Ngoài thanh long vỏ đỏ ruột trắng, vỏ đỏ ruột đỏ, vỏ đỏ ruột tím hồng thì thanh long vỏ vàng ruột trắng (còn gọi thanh long vỏ vàng tổ yến) đã được nông dân Bình Thuận trồng thử nghiệm từ vài năm nay.

Mô hình trồng thanh long vỏ vàng ở xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh: Hồng Hà.

Mô hình trồng thanh long vỏ vàng ở xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh: Hồng Hà.

Mô hình này đang cho kết quả khả quan vì thanh long vỏ vàng thích nghi tốt với khí hậu thổ nhưỡng ở Bình Thuận.Lo rủi ro, người trồng thanh long Bình Thuận đành lặt búp, bẻ nụ phơi khô bán cho Trung Quốc

Chất lượng trái ngon và mẫu mã đẹp khiến quả thanh long vỏ vàng luôn thu hút được sự quan tâm của thị trường.  

Công ty TNHH Sinh Thái Hồng Hà ở xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam đã trồng loại thanh long vàng này được 2 năm.

Công ty Hồng Hà thu hoạch trái thanh long vàng lứa thứ 2. Ảnh: Hồng Hà

Công ty Hồng Hà thu hoạch trái thanh long vàng lứa thứ 2. Ảnh: Hồng Hà

Công ty có trang trại thanh long 50ha ở thôn Phú Nghĩa, xã Hàm Cường, với và sản lượng thanh long các loại ước tính khoảng 1.000 tấn/năm.

Quả thanh long vàng có mẫu mã bắt mắt. Ảnh: Hồng Hà

Quả thanh long vàng có mẫu mã bắt mắt. Ảnh: Hồng Hà

Đây là một trong những trang trại trồng và xuất khẩu thanh long theo mô hình khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bà Giang Thị Kim Dung – Giám đốc công ty Hồng Hà cho biết, giống thanh long vàng được công ty nhập khẩu từ Israel .

Năng suất của thanh long vàng ước đạt khoảng 60-70% so với thanh long vỏ đỏ ruột trắng.

Từ đầu tháng 6/2021, sản phẩm thanh long vàng đã được trang trại ra mắt khách hàng. Hiện trang trại đang thu hoạch lứa thứ 2.

Thanh long vàng ít người trồng, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu mang tính thưởng thức. Quy trình chăm sóc vì thế cũng kỳ công, phức tạp hơn các loại thanh long bình thường.

“Trái thanh long vàng phải được “cải lão hoàn đồng”, để cho chín lại lần thứ 2 mới thu hoạch”, bà Dung bật mí.

Loại trái cây xa xỉ

Thực ra, khả năng chín lại là một đặc tính thú vị của cây thanh long. Trái thanh long chín lần thứ nhất, nếu không cắt đi, thì một tuần sau trái sẽ xanh trở lại.

Trang trại thanh long Hồng Hà ở xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh Hồng Hà

Trang trại thanh long Hồng Hà ở xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh Hồng Hà

Bà Dung kể, lần thu hoạch đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm. Trái thanh long chín đợt đầu (sau 27-28 ngày) được hái vào, vị còn chua .

Đợt thu hoạch lần này, bà để trái chín thêm 10-12 ngày nữa. Trái qua đợt chín thứ nhất thì xanh trở lại.

“Vài ngày sau mới chín vàng trở lại lần 2. Tổng cộng khoảng 40 ngày. Lúc này, thịt thanh long có vị ngọt, không giòn bể; hương thơm đặc trưng thoang thoảng mùi trái vải”, bà Dung kể.

Thanh long vàng có lớp vỏ màu vàng tươi, lớp thịt bên trong màu trắng và ít hạt hơn so với các loại thanh long khác.  Ảnh: Hồng Hà

Thanh long vàng có lớp vỏ màu vàng tươi, lớp thịt bên trong màu trắng và ít hạt hơn so với các loại thanh long khác. Ảnh: Hồng Hà

Khác với thanh long thông thường, vừa chín tới là cắt bán;  để thanh long chín lần 2 sẽ mất thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

Tuy nhiên, thanh long vàng số lượng ít, chủ yếu là ăn để thưởng thức nên mẫu mã và chất lượng trái phải đạt đến mức hảo hạng.

Cũng vì vậy mà thanh long vàng luôn có giá bán khá cao, lúc nào cũng xếp vào loại trái cây xa xỉ.

Thứ trưởng Bộ NN PTNT Lê Quốc Doanh (giữa) đến thăm và làm việc tại trang trại Hồng Hà hồi tháng 5/2021. Ảnh: Hồng Hà

Thứ trưởng Bộ NN PTNT Lê Quốc Doanh (giữa) đến thăm và làm việc tại trang trại Hồng Hà hồi tháng 5/2021. Ảnh: Hồng Hà

Hiện tại, thanh long vỏ đỏ ruột trắng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tiêu thụ khó khăn, giá bán từ 4.000-5.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, thanh long vàng của trang trại Hồng Hà đang bán giá 55.000 đồng/kg.

Trang trại Hồng Hà còn trồng giống thanh long búp sen đỏ, từ Đài Loan. Ảnh Hồng Hà

Trang trại Hồng Hà còn trồng giống thanh long búp sen đỏ, từ Đài Loan. Ảnh Hồng Hà

Tuần trước, trại Hồng Hà vừa giao hơn 20 tấn hàng ra thị trường miền Bắc. Dù đang cao điểm dịch bệnh, nhưng mặt hàng này vẫn được các cửa hàng đặt mua hết sạch.

Bà Dung cho biết, trang trại đang mở rộng diện tích thanh long vỏ vàng lên 30ha, theo phương pháp hữu cơ nên cần tìm thêm thị trường mới.

Những vườn thanh long bắt mắt, chất lượng trái tươi ngon, mới lạ sẽ là sản phẩm du lịch độc đáo sau khi dịch Covid-19 được đẩy lùi. Ảnh: Hồng Hà

Những vườn thanh long bắt mắt, chất lượng trái tươi ngon, mới lạ sẽ là sản phẩm du lịch độc đáo sau khi dịch Covid-19 được đẩy lùi. Ảnh: Hồng Hà

Trên thế giới có 5 loại thanh long thì hiện nay Bình Thuận đã có 4 loại thanh long là: vỏ đỏ ruột trắng, vỏ đỏ ruột đỏ, vỏ đỏ ruột tím hồng và vỏ vàng ruột trắng.

Chỉ duy nhất loại thanh long bảy sắc cầu vồng là nông dân chưa trồng vì khó bảo quản sau thu hoạch cũng như hiệu quả kinh tế không cao.

Theo bà Dung, giống thanh long vàng không chỉ làm đa dạng chủng loại đặc sản trái cây trên đất Bình Thuận mà còn là sản phẩm độc đáo cho du lịch sinh thái.

Ngoài thanh long vỏ vàng, trang trại còn có giống thanh long búp sen đỏ, từ Đài Loan.

“Những vườn thanh long bắt mắt, chất lượng trái tươi ngon, mới lạ này hứa hẹn thu hút du khách đến tìm hiểu khám phá tham quan sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát và đẩy lùi”, bà Dung chia sẻ.

Tin Liên Quan