Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua trái vụ đạt năng suất cao

Do tác động của các yếu tố thời tiết không thuận lợi nên cà chua trái vụ rất khó trồng, hay bị nhiều bệnh gây hại như: héo rũ, héo xanh, vàng lá, thối quả

Để rải vụ thu hoạch quả, nhiều bà con nông dẫn đã sử dụng một số giống cà chua trái vụ để trồng cả vụ sớm lẫn vụ muộn và đã cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cà chua chính vụ.
Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố thời tiết không thuận lợi nên cà chua trái vụ rất khó trồng, hay bị nhiều bệnh gây hại như: héo rũ, héo xanh, vàng lá, thối quả…
Chăm sóc cà chua trái vụ đúng kỹ thuật là một trong những phương pháp để cà chua sạch bệnh và cho năng suất cao.

Làm giàn:
– Cắm giàn ngay sau khi trồng (đối với đất phủ nilon) hoặc cắm khi cây cao 50 – 60 cm (đối với đất phủ rơm rạ).

trong-ca-chua-trai-vu

Bón phân:
Dùng phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân.
Có thể kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa các axit amin như chế phẩm Vườn Sinh Thái, KAlLI hữu cơ, WEHG…

Lượng phân bón cho 1 sào (360m2) như sau:
+ Bón lót: trước khi trồng 3 – 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali trộn đều hoặc 150 kg hữu cơ vi sinh bón vào hốc.
+ Bón thúc: Bón thúc lần 1: sau khi trồng 3 ngày, bón 30 – 40 kg phân vi sinh hoặc phân hữu cơ đã ủ hoai mục bằng Nấm đối kháng Trichoderma. Kết hợp tưới các chế phẩm kích thích ra rễ KHUMATE xung quanh gốc. Bón thúc lần 2: sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK đầu trâu hoà nước tưới xung quanh gốc.Bón thúc lần 3:sau trồng 35 ngày.
Bón lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau trồng 70 – 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali +2 kg NPK đầu trâu hoà nước tưới xung quanh gốc.)

Tưới nước + tỉa chồi:
Sau khi trồng phải tưới nước ngay, dùng gáo tưới cách hốc từ 7-10 cm cho đến khi cây hồi xanh hoàn toàn. Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, tưới rãnh từ 7 – 10 ngày/lần.

Tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên. Khi trên cây đạt số chùm hoa cần thiết thì bấm ngọn và những chồi nách không cần thiết.

Sử dụng thuốc đậu quả:
Trong điều kiện trồng cà chua trái vụ, sử dụng chế phẩm đậu quả như CPA, GA3 nồng độ 10 – 15 ppm để phun hoặc nhúng lên chùm hoa. Trong quá trình phun, chú ý không để thuốc bắn lên ngọn sinh trưởng của cây.

Đối với sâu và nấm bệnh gây hại:
Bà con cần làm sạch cỏ dại , ngắt bỏ lá già, nhổ cây bị sâu, luân canh với cây trồng họ khác. Nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, trừ nấm bệnh sinh học an toàn và hiệu quả như: NEEM NANO, LỤC DIỆP trừ sâu, LỤC DIỆP trừ nấm bệnh…

Chúc bà con thành công !

Để rải vụ thu hoạch quả, nhiều bà con nông dẫn đã sử dụng một số giống cà chua trái vụ để trồng cả vụ sớm lẫn vụ muộn và đã cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cà chua chính vụ.
Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố thời tiết không thuận lợi nên cà chua trái vụ rất khó trồng, hay bị nhiều bệnh gây hại như: héo rũ, héo xanh, vàng lá, thối quả…
Chăm sóc cà chua trái vụ đúng kỹ thuật là một trong những phương pháp để cà chua sạch bệnh và cho năng suất cao.

Làm giàn:
– Cắm giàn ngay sau khi trồng (đối với đất phủ nilon) hoặc cắm khi cây cao 50 – 60 cm (đối với đất phủ rơm rạ).

trong-ca-chua-trai-vu

Bón phân:

Dùng phân hỗn hợp NPK. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân đạm và lân.
Có thể kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng các chất trung và vi lượng cao hoặc chứa các axit amin như chế phẩm Vườn Sinh Thái, KAlLI hữu cơ, WEHG…

Lượng phân bón cho 1 sào (360m2) như sau:
+ Bón lót: trước khi trồng 3 – 7 ngày, vãi đều phân trên mặt đất trước khi lên luống 300 kg phân chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm Thao + 2 kg kali trộn đều hoặc 150 kg hữu cơ vi sinh bón vào hốc.
Bón thúc: Bón thúc lần 1: sau khi trồng 3 ngày, bón 30 – 40 kg phân vi sinh hoặc phân hữu cơ đã ủ hoai mục bằng Nấm đối kháng Trichoderma. Kết hợp tưới các chế phẩm kích thích ra rễ KHUMATE xung quanh gốc. Bón thúc lần 2: sau khi trồng 15 ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK đầu trâu hoà nước tưới xung quanh gốc.Bón thúc lần 3:sau trồng 35 ngày.
Bón lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5 sau trồng 70 – 80 ngày đối với cây sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali +2 kg NPK đầu trâu hoà nước tưới xung quanh gốc.)

Tưới nước + tỉa chồi:
Sau khi trồng phải tưới nước ngay, dùng gáo tưới cách hốc từ 7-10 cm cho đến khi cây hồi xanh hoàn toàn. Khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, tưới rãnh từ 7 – 10 ngày/lần.

Tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên. Khi trên cây đạt số chùm hoa cần thiết thì bấm ngọn và những chồi nách không cần thiết.

Sử dụng thuốc đậu quả:
Trong điều kiện trồng cà chua trái vụ, sử dụng chế phẩm đậu quả như CPA, GA3 nồng độ 10 – 15 ppm để phun hoặc nhúng lên chùm hoa. Trong quá trình phun, chú ý không để thuốc bắn lên ngọn sinh trưởng của cây.

Đối với sâu và nấm bệnh gây hại:
Bà con cần làm sạch cỏ dại , ngắt bỏ lá già, nhổ cây bị sâu, luân canh với cây trồng họ khác. Nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, trừ nấm bệnh sinh học an toàn và hiệu quả như: NEEM NANO, LỤC DIỆP trừ sâu, LỤC DIỆP trừ nấm bệnh…

Chúc bà con thành công !

Tin Liên Quan