Cây chay là cây thân gỗ lâu năm, dễ trồng, dễ chăm sóc và rất ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây có tác dụng làm cảnh tại các công trình, công ty, sân vườn có tán cây rộng nên tạo được nhiều bóng mát. Ngoài ra cây chay còn mang lại được nhiều giá trị về kinh tế, thực phẩm, cũng như làm nguyên liệu được dùng trong đông y để chữa nhiều loại bệnh cho con người. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chay mời các bạn tham khảo
Đặc điểm cây chay
Cây chay thuộc loài thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, riêng cây chay cảnh thì kích thước nhỏ gọn hơn. Với kích thước này, cây chay cần có không gian rộng rãi để sinh trưởng và phát triển. Cây chay được chia ra làm hai loại, gồm: chay đỏ (hay còn gọi là chay tím) và chay xanh.
Thân cây chay có màu xám, bề mặt nhẵn, cành non có lông màu hung nâu, chuyển sang nâu sẫm khi cành già.
Lá cây có hình bầu dục, nhẵn bóng ở mặt trên và mặt phía dưới có lông nhung ngắn mọc so le nhau. Chiều chiều dài từ 7 tới 15cm, chiều rộng trung bình của lá chay khoảng 5cm và chiều dài tầm 10cm.
Búp và cành của cây chay có lông màu vàng nhạt, khi già chuyển màu nâu sẫm.
Cây có tán lá rất rộng, độ che phủ và tạo bóng mát lớn.
Cây chay có hoa mọc đơn độc ở nách lá, thường ra hoa vào tháng 3 – 4 và ra quả vào tháng 7 – 9. Quả chay non có màu xanh, khi chín có màu vàng, ruột hồng và vị hơi chua.
Vỏ và rễ cây chay có vị chát, hay được sử dụng để ăn cùng trầu. Rễ chay có phần thịt vỏ mềm, màu nâu hồng; phần ruột màu trắng, vị chát pha chút hơi ngọt.
Thời vụ
Cây chay là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng được quanh năm nếu chủ động được nguồn nước tới. Thời điểm thích hợp để trồng nhất là vào đầu mùa mưa.
Chọn giống
Ngày nay, việc nhân giống cây chay được thực thi bằng nhiều biện pháp ghép cành, chiết cành và vẫn phổ biến nhất là nhân giống bằng hạt, ươm thành cây giống.
Hạt giống được chọn lựa phải bảo đảm, hạt lớn đều, hạt phải bảo đảm không được lấy từ quả sâu hại.
Khi chọn cây giống thì nên chọn những cây có sức khỏe và khả năng sinh trưởng tốt để lấy làm giống. Khi lấy cành hay quả thì nên lựa những cành và quả không có sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chay
Cây chay thích khí hậu nóng ẩm mưa nhiều và có ánh sáng mạnh. Cây nên trồng ở nơi thoáng đãng và có diện tích rộng để cây phát triển tốt.
Bà con cần chuẩn bị kỹ chọn đất tơi xốp thoát nước tốt, nên là loại đất feralit hoặc đất sung tích có tầng đất sâu và dày.
Hố trồng cây nên được đào trước đó 1 tháng. Kích thước hố tối thiểu là 40x40x40cm và khoảng cách giữa các hố với nhau khoảng từ 7m trở lên. Sau khi đào xong bạn bón lót cho mỗi hố một lượng phân bón NPK cộng với phân Lân và vôi bột khử trùng. Trộn với đất và ủ trong 1 tháng trước khi đem cây ra trồng.
Khi trồng bạn tiến hành trồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khi trồng bóc túi nilon ra và đặt bầu đất vào chính giữa. Chỉnh hướng đứng thẳng và lấp đất đều quanh gốc. Dùng tay lèn chặt và có thể cắm thêm cọc để giữ hướng đứng. Trồng xong tưới nước ngay cho cây để cung cấp độ ẩm và giữ ẩm trong suốt quá trình đầu mới trồng.
Cây chay cần nhu cầu nước tưới tương đối cao nhất là vào mùa hè nắng nóng. Bà con tiến hành tăng lượng nước tưới trong mùa khô hanh. Chú ý mùa mưa cần xới xáo đất để tránh đất bị ngập úng khiến cây bị thối rễ.
Do cây chay là cây có tán lớn, bà con cần tiến hành tỉa thưa những cảnh bị bệnh, những cành nhỏ làm rườm cây.
Nếu muốn tạo hình cho cây thì có thể chặt ngang từ gốc cây sẽ nảy lên rất nhiều chồi. Thường thì người trồng phải tỉa bớt chúng, chỉ để lại 1 – 2 chồi để phát triển thành cây. Việc uốn, tạo hình phải tùy thuộc vào đặc điểm của cây và điều kiện tự nhiên trên thực tế.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây chay
Cây chay được xem là loại cây khá khỏe mạnh nên thường ít bị sâu bệnh hại. Những loại bệnh hại cây điển hình là loại sâu đục quả và bệnh thối rễ. Cần chăm sóc và kiểm tra cây thường xuyên để giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu bị bệnh của cây, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Bệnh thối rễ: Đây là bệnh gây hại ở rễ và cổ rễ tiếp giáp mặt đất. Trên cổ rễ lúc đầu có vết màu nâu nhỏ sau chuyển nâu đen và lan rộng bao quanh phân vỏ cổ rễ, vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỗ nằm phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân làm thân bị khô đen, các rễ phía dưới cũng sẽ bị thối đen theo thời gian. Cây khi mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh dễ bị đổ ngã do bộ rễ của cây đã bị hại.
Để chữa căn bệnh này bà con cần đào cây lên và tiến hành khử trùng và thay đổi phần đất trồng ở đó hoặc thay đổi vị trí trồng, rửa sạch toàn bộ đất bám vào rễ cây. Dùng kìm cắt toàn bộ phận rễ bị hỏng. Phần rễ khỏe mạnh thì phải sử dụng thuốc kháng nấm phun lên để loại bỏ mầm bệnh. Sau khi đã xử lý xong thì tiến hành trồng cây vào vùng đất tốt, mới.
Sâu đục quả ở cây: Khi quả bị sâu đục sẽ xuất hiện những đốm đen, ở vị trí bị đục của quả có hiện tượng xì mủ và tạo thành cục.
Bà con cần phòng trừ bằng cách sử dụng phương pháp mà từ xưa nay vẫn dùng đó là phương pháp thiên địch của sâu đục trái. Trong tự nhiên có rất nhiều loài côn trùng khác luôn là thiên địch của sâu đục trái như, ong, kiến vàng và một số loài côn trùng khác, như kiến cũng là giải pháp rất tốt.