Cận cảnh: Cây đào hồng nhung của người Khmer ở Sóc Trăng sai trĩu quả, mỗi cây thu 2,5-5 triệu đồng

Gần đây, một số nông dân người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng đã chuyển sang trồng cây đào hồng nhung, có thu nhập cao, mỗi cây thu 50-100kg và với giá bán hiện nay, mỗi cây đem lại giá trị 2,5-5 triệu đồng cho bà con nông dân.

Chị Lý Thị Thanh Xuân ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, cây hồng nhung được trồng nhiều ở địa phương. Hiện loại cây này vừa bán được theo dạng cây công trình, giúp che bóng mát vừa bán được trái.

Hồng nhung là trái gì mà giúp người dân tộc Khmer Sóc Trăng có đồng ra đồng vô ổn định? - Ảnh 1.
Chị Lý Thị Thanh Xuân ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng bán trái hồng nhung. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo đó, hồng nhung có giá thấp nhất là 30.000 đồng/cây, cao nhất đến hàng trăm nghìn/cây tùy theo loại cây lớn cây nhỏ. Về trái, cũng tùy trái lớn nhỏ, giá thị trường đến người tiêu dùng từ 50.000 – 70.000 đồng/kg.

Theo chị Xuân, cây hồng nhung còn được gọi là đào hồng nhung. Cũng nhờ cây này mà chị có thu nhập ổn định hơn chục năm qua từ việc mua bán cây và trái hồng nhung.

“Nhờ mua bán cây và trái hồng nhung mà kinh tế gia đình ổn định, tính bình quân cả năm cũng được từ 50-60 triệu đồng. Trước đây bán khó nhưng hiện nay, nhiều người biết đến loại cây này nên bán cũng được hơn” – chị Xuân nói.

Hồng nhung là trái gì mà giúp người dân tộc Khmer Sóc Trăng có đồng ra đồng vô ổn định? - Ảnh 2.
Giá hồng nhung từ 50.000 – 70.000 đồng/kg tùy trái lớn hay nhỏ. Ảnh: Huỳnh Xây
Hồng nhung là trái gì mà giúp người dân tộc Khmer Sóc Trăng có đồng ra đồng vô ổn định? - Ảnh 3.
Trái hồng nhung khi chín có màu đỏ thẫm, hình dạng giống quả đào, bên ngoài trái bao phủ một lớp lông nhung mịn vô cùng độc đáo. Ảnh: Huỳnh Xây
Hồng nhung là trái gì mà giúp người dân tộc Khmer Sóc Trăng có đồng ra đồng vô ổn định? - Ảnh 4.
Khi trái hồng nhung chín có mùi thơm thoang thoảng, thịt mềm dẻo, vị ngọt đặc trưng nên rất được ưa thích. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo phóng viên tìm hiểu, hiện nay, ở xã Phú Tân, nhà ai có đất trống dù ít hay nhiều điều trồng cây hồng nhung. Loại cây này giờ đây mang nét đặc trưng riêng của vùng đất Phú Tân.

Ngoài địa phương trên, cây hồng nhung còn được trồng nhiều ở các xã lân cận của huyện Châu Thành và các địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng.

Nhiều năm trước đây, cây hồng nhung được trồng nhiều trong chùa Khmer, hiện nay đã được người dân dần nhân rộng ra. Có người trồng vài cây trước nhà vừa làm bóng mát vừa có ai trái để ăn, có người trồng để kinh doanh với số lượng lớn.

Do thương lái các nơi tìm về Sóc Trăng mua loại cây này nên người dân nơi đây, nhiều nhất là người dân tộc Khmer ươm giống (từ hạt) với số lượng nhiều để bán “có đồng ra đồng vô”, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Hồng nhung là trái gì mà giúp người dân tộc Khmer Sóc Trăng có đồng ra đồng vô ổn định? - Ảnh 5.
Trái hồng nhung khi còn trên cây. Ảnh: Huỳnh Xây
Hồng nhung là trái gì mà giúp người dân tộc Khmer Sóc Trăng có đồng ra đồng vô ổn định? - Ảnh 6.
Đối với cây hồng nhung lớn, tán rộng, đậu trái nhiều có thể năng suất đạt từ 50-100kg. Ảnh: Huỳnh Xây
Hồng nhung là trái gì mà giúp người dân tộc Khmer Sóc Trăng có đồng ra đồng vô ổn định? - Ảnh 7.
Cây giống được bán ở nhiều điểm tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Huỳnh Xây

Cây hồng nhung dễ trồng, không kén đất, từ 3-4 năm sau khi trồng sẽ có trái. Đặc biệt, cây cho trái quanh năm, mùa thuận rơi vào tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Đối với cây lớn, tán rộng, đậu trái nhiều có thể năng suất đạt từ 50-100kg.

Trái hồng nhung khi chín có màu đỏ thẫm, hình dạng giống quả đào, bên ngoài trái bao phủ một lớp lông nhung mịn vô cùng độc đáo. Ngoài ra, khi trái hồng nhung chín có mùi thơm thoang thoảng, thịt mềm dẻo, vị ngọt đặc trưng nên rất được ưa thích.

Nhiều bà con người dân tộc Khmer ở Sóc Trăng hy vọng cây hồng nhung mang lại giá trị kinh tế lâu dài, giúp nhiều hộ dân tăng thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Trước đây, cây hồng nhung được nhiều người biết đến khi tham quan chùa Bốn Mặt (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Đây là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm, khuôn viên rợp bóng với hơn 100 cây hồng nhung, cây ít nhất cũng hơn chục năm, cây cổ nhất cũng hơn 100 năm.

Do ưu điểm có thể làm cây bóng mát, trái ăn ngon nên thời gian qua, nhiều người dân ở các địa phương thuộc Sóc Trăng lấy giống từ chùa Bốn Mặt về trồng và nhân rộng.

Tin Liên Quan