Những năm gần đây, quả nhãn ở Bắc Giang không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu đi nhiều thị trường thế giới. Để cây nhãn cho năng suất cao, quả đẹp mã, đạt chất lượng xuất khẩu, nông dân ở đây có những bí quyết riêng trong việc bón phân cho cây nhãn…
Bí quyết chăm sóc vườn nhãn sai trĩu của nông dân Bắc Giang
Với 3.400ha, sản lượng nhãn tươi khoảng 20.000 tấn/năm, cây nhãn đã trở thành một trong số ít cây trồng chủ lực của tỉnh Bắc Giang chỉ sau vải thiều và cây có múi. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã phát huy thế mạnh, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn để đưa quả nhãn Bắc Giang xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Để có những quả nhãn không chỉ đẹp mã, đạt chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu, mà còn đạt sản lượng thu hoạch cao, thì ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, bà con nông dân ở Bắc Giang rất coi trọng việc bón phân gì, bón như thế nào cho cây nhãn.
Những vườn nhãn sai trĩu trịt, quả căng mọng là hình ảnh dễ dàng bắt gặp khi đến Lục Nam (Bắc Giang) vào mùa thu hoạch.
“Để bón cho cây nhãn vừa sai quả vừa đẹp mã, phân bón Lâm Thao hiện nay đứng đầu bảng” – anh Bùi Quang Tặng ở thôn Thọ Sơn (xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) đã khẳng định như vậy khi trò chuyện với phóng viên.
Anh Tặng cho biết, hiện gia đình anh đang có hơn 200 gốc nhãn Miền Thiết đang trong giai đoạn kinh doanh và một số cây trồng mới. Không chỉ là người sử dụng, anh Tặng còn có một cửa hàng bán phân bón, hầu hết là các loại phân do Supe Lâm Thao sản xuất.
Anh Tặng chia sẻ: “Tính tôi cẩn thận, bao giờ tôi cũng sử dụng phân bón trước cho cây trồng của mình. Khi thấy tốt thì tôi mới bán”. Anh cho biết thêm: “Tôi từng bón lót cho cây ăn quả bằng nhiều loại phân bón của các doanh nghiệp khác nhau, đúc rút lại là phân bón của Supe Lâm Thao đứng đầu bảng. Nhất là bây giờ có thêm phân Supe lân vi sinh Lâm Thao thì là số 1 rồi, nó giúp tôi vừa có vụ nhãn bội thu”.
Cụ thể là vụ nhãn năm 2022 vừa qua, anh Tặng thu hoạch được những chùm nhãn nặng tới 3kg. Cây nhãn nào cũng sai trĩu quả, trong đó có những cây nhãn cho thu hoạch tới 3 tạ quả.
Cùng đi thăm vườn nhãn với chúng tôi, ông Trần Đại Nghĩa – Trưởng phòng Kỹ thuật của Supe Lâm Thao giải thích thêm: Bên cạnh ưu điểm giúp bộ rễ phát triển mạnh, Supe lân vi sinh Lâm Thao còn có khả năng giúp cây trồng kháng vi nấm và sâu bệnh hiệu quả.
Nghĩa là trong Supe lân vi sinh có các chủng vi sinh vật Bacillus có khả năng đối kháng với các loại vi nấm, vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng. Bên cạnh đó, các vi sinh vật Bacillus hỗ trợ cải tạo, kích thích các sinh vật và vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, tạo hệ vi sinh vật có lợi trong đất, từ đó cải thiện chất lượng đất, làm tăng độ tơi xốp, độ mùn, độ phì nhiêu, giúp cây khỏe, cho thu hoạch cao hơn.
Đưa chúng tôi đi thăm một vòng vườn nhãn mới trồng của gia đình, anh Tặng vui vẻ cho biết thêm: “Chỉ 2 năm nữa là những cây nhãn này sẽ cho thu hoạch. Lần sau Supe Lâm Thao có lớp tập huấn sử dụng phân bón, tôi sẽ xin đi nghe buổi nữa để hiểu sâu sắc hơn về phương pháp sử dụng phân bón hợp lý, từ đó về hướng dẫn hàng xóm cùng sử dụng không chỉ cho cây nhãn, mà còn cho các cây trồng khác. Cái tốt thì mình phải lan tỏa rộng chứ
Nhờ trồng nhãn mà gia đình anh Tặng có nhà cao cửa rộng. Đó cũng là bức tranh nổi bật ở thôn Thọ Sơn, khi ở đây vườn nhà nọ nối nhà kia, hầu như chẳng có tường xây cách biệt. Hai bên đường nội thôn, trên những quả đồi đều là những vườn nhãn, vườn vải và bưởi xanh ngút ngàn…
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang, hiện Lục Sơn là xã có diện tích trồng nhãn lớn nhất huyện Lục Nam với 285ha. Đây cũng là vùng sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất, chất lượng cao, là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua trước mỗi vụ thu hoạch.
Được biết, đến nay toàn tỉnh Bắc Giang đã cấp được 47 mã số vùng trồng nhãn, diện tích 514 ha, sản lượng 4.000 tấn để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; 5 mã số vùng trồng nhãn với diện tích gần 53ha, sản lượng khoảng 450 tấn để xuất khẩu sang thị trường Australia.
Tỉnh cũng đã chủ động mời gọi doanh nghiệp về tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn, nhất là xuất khẩu và chế biến nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chủ lực của địa phương. Đặc biệt là từ đầu vụ, các cơ quan chức năng địa phương đã vào cuộc rất sớm trong việc tổ chức chỉ đạo sản xuất vùng nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Theo đó, quy trình sản xuất được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cụ thể cho bà con, từ khi cây nhãn bắt đầu ra hoa, ra trái, bón phân hay phòng trừ sâu bệnh đều phải tuân thủ nghiêm túc, đồng thời ghi sổ nhật ký theo dõi đầy đủ…