Khởi nghiệp từ loại cây từng mọc dại trên rừng, “lão nông” Quảng Ninh thu hàng tỷ đồng

Từ một loại cây mọc dại, ông Trắng đã tiên phong mang về trồng với diện tích có quy mô lớn và sản xuất, cung ứng ra thị trường với giá 15 triệu đồng/kg hoa khô và 700 nghìn đồng/kg lá.

Sinh và lớn lên tại một huyện miền núi còn nhiều khó khăn tại Quảng Ninh, ông Nịnh Văn Trăng (SN 1975), trú tại thôn Bắc Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ) cho biết, ông là người dân tộc Sán Chỉ, gia đình khó khăn nên chỉ học hết lớp 7 rồi đi làm thuê đủ nghề.

Năm 2006, thấy các thương nhân người Trung Quốc tìm sang tận Quảng Ninh để thu mua ồ ạt cây trà hoa vàng với giá cao nên ông bắt tay vào tìm hiểu.

Trà hoa vàng là dược liệu quý được ông Trắng trồng quy mô lớn.

Trà hoa vàng là dược liệu quý được ông Trắng trồng quy mô lớn.

Đây chỉ là một loại cây mọc dại, có rất nhiều trên rừng nhưng thương lái thu mua hoa với giá lên tới 500 nghìn đồng/kg, thậm chí là có đợt khan hàng, giá lên tới 2 triệu đồng/kg. Thấy bán được giá cao, người dân quê ông hàng ngày lũ lượt kéo nhau lên rừng tìm hoa và lá để bán cho thương nhân người Trung Quốc, thậm chí nhiều người còn đào cả gốc, bán với giá 15 nghìn đồng/kg.

Sau khi tìm hiểu, ông Trắng biết được trà hoa vàng là một loại dược liệu rất quý, được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trà và được đánh giá cao bởi giá trị dinh dưỡng của nó mang lại.

Hoa của cây này được thu mua với giá hàng chục triệu đồng/kg khô.

Hoa của cây này được thu mua với giá hàng chục triệu đồng/kg khô.

“Trong cây trà hoa vàng, nhất là hoa của cây có chứa tới hơn 400 hoạt chất. Trong đó, thành phần dược chất chiếm tỷ lệ rất cao, có tác dụng tăng cường sức khoẻ tim mạch, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa bệnh ung thư… Không những thế, từ hoa, lá đến búp non của trà hoa vàng đều có thể sử dụng làm thuốc và khai thác vào bất kỳ mùa nào trong năm”, ông Trắng phân tích.

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ như vậy nên trà hoa vàng được thu mua với giá cao. Tuy nhiên, nếu khai thác bừa bãi, ồ ạt như vậy sẽ khiến nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, ông đã bắt tay vào việc trồng trà hoa vàng quy mô lớn.

Ông Trắng đã trồng trà hoa vàng trên diện tích 5ha đất nhằm phát triển kinh tế.

Ông Trắng đã trồng trà hoa vàng trên diện tích 5ha đất nhằm phát triển kinh tế.

Để có những cây trà trồng tại vườn nhà, năm 2007, ông Trắng đã tự vào rừng kiếm cây con và thu mua lại của bà con trong xã với giá cao hơn giá họ bán cho thương lái.

Nhờ nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp của gia đình, hàng nghìn ha đất đã được phủ xanh bằng cây trà hoa vàng. Tuy nhiên, mới đầu trồng, do chưa có kinh nghiệm nên cây phát triển chậm, thậm chí là bị chết hàng loạt. Chưa kể, hàng trăm triệu đồng đổ vào cây trà hoa vàng nhưng phải 3-4 năm sau cây mới cho thu hoạch, tương lai chưa biết thế nào, sản phẩm làm ra sẽ đi đâu về đâu khiến ông không ít lần nản lòng.

Năm 2013, những cây trà đầu tiên được ông thu hoạch. Sản phẩm làm ra đến đâu được thương lái Trung Quốc thu mua hết đến đó với giá cao.

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế của cây trà hoa vàng và được sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương và các nhà khoa học, ông Trắng đã đầu tư xây dựng được khu nhà xưởng để sấy thăng hoa và đóng gói trà hoa vàng. Với diện tích hơn 200m2 và 3 chiếc máy sấy công nghệ hiện đại, mỗi mẻ sấy được từ 20-70kg hoa trà/máy.

Trà hoa vàng sấy khô được bán với giá từ 12-15 triệu đồng/kg.

Trà hoa vàng sấy khô được bán với giá từ 12-15 triệu đồng/kg.

Từ vụ đầu tiên thu hoạch được chỉ 75kg hoa trà, đến nay, mỗi năm ông thu hoạch được trên 1 tấn trà hoa vàng tươi. Sau khi mang sấy thăng hoa, cứ 6kg trà tươi ông thu được 1kg hoa trà khô và bán ra thị trường với giá từ 12-15 triệu đồng/kg.

“Tôi đóng gói thành từng hộp, nhỏ nhất là hộp 20gr, được khoảng 40 bông hoa, bán với giá 300 nghìn đồng/hộp. Hộp to nhất là 500gr, giá bán là 7,5 triệu đồng”, ông Trắng thông tin.

Ngoài hoa, lá trà hoa vàng cũng được thương lái thu mua với giá 70 nghìn đồng/kg tươi, sau khi sấy khô sẽ bán được với giá từ 300-500 nghìn đồng/kg.

Ngoài trồng và chế biến trà hoa vàng, ông Trắng còn xây dựng vườn ươm cây giống, mỗi năm cung ứng ra thị trường từ 1-2 vạn cây với giá từ 30-50 nghìn đồng/cây.

Mỗi năm tổng doanh thu từ cây trà hoa vàng của gia đình ông đạt khoảng 2 tỷ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận thu về được từ 20-25%.

Ngoài trồng trà hoa vàng, ông Trắng còn trồng cây ba kích tím trên diện tích đất 5ha và bắt đầu cho thu hoạch lứa củ đầu tiên.

Ngoài trồng trà hoa vàng, ông Trắng còn trồng cây ba kích tím trên diện tích đất 5ha và bắt đầu cho thu hoạch lứa củ đầu tiên.

Theo ông Trắng, trước đây, sản phẩm làm ra bao nhiêu được bạn hàng Trung Quốc thu mua bấy nhiêu. Ngoài ra, ông còn phải thu mua của bà con trong vùng mới đủ hàng để bán cho khách.

“Giờ Trung Quốc họ trồng được nhiều lắm rồi nên họ không thu mua nữa. Thậm chí họ còn mang cả hàng của nước họ sang nước mình bán ấy chứ. Nên là, giờ sản phẩm chủ yếu phục vụ thị trường trong nước thôi”, ông Trắng nói.

Không chỉ phát triển kinh tế từ cây trà hoa vàng, năm 2021, ông Trắng còn đầu tư trồng gần 5ha ba kích tím với chi phí đầu tư khoảng 450 triệu/ha. Năm nay, gia đình ông đã bắt đầu cho thu hoạch, ước đạt khoảng 7-8 tấn/ha, bán từ 200-250 nghìn đồng/kg.

Tin Liên Quan