Với công dụng “3 trong 1” vừa làm cảnh, vừa làm thực phẩm, vừa làm thuốc chỉ có thể là những loại cây cảnh quen mặt nhưng không phải ai cũng biết hết ở dưới đây.
1. Loại cây cảnh nha đam
Lô hội là loại cây cảnh thân thảo, lá màu xanh lục, không cuống, mọc xít nhau, hình ba cạnh có răng cưa thô, thuộc họ hành tỏi, được dùng làm cây cảnh trong nhà. Ảnh: Tflower.vn.
Theo y học cổ truyền, lô hội có vị đắng, tính mát. Lô hội có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da cực kỳ tốt. Bạn có thể uống nước nha đam, chè nha đam đậu xanh hoặc sữa chua nha đam sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: toinayangi.vn.
Lô hội còn là loại cây cảnh được dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, co giật ở trẻ em, tiểu đường. Ảnh: bloganchoi.com.
2. Loại cây cảnh quen mặt – cây quất
Đây là loại cây cảnh thường xuất hiện mỗi dịp Tết đến, xuân về. Thế nhưng không phải ai cũng biết rằng, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh… Ảnh: KhoaHoc.tv.
Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch…Ảnh: baomoi.com.
3. Cây cảnh lẻ bạn
Cây lẻ bạn là loại cây cảnh không phân nhánh, cao khoảng 30-40 cm, lá có hai màu, mặt trên màu lục, mặt dưới có màu tía, hoa có lá đài, có 3 cánh. Ảnh: gocxanh.weebly.com.
Hoa của cây cảnh lẻ bạn có vị ngọt nhạt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho. Cả hoa và lá đều làm vị thuốc ho cho người lớn và đặc biệt là trẻ con. Lấy ba lá hoặc 10 búp bông. Bỏ thêm trái tắc nhỏ, chưng với chút đường phèn hoặc hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho có vị ngọt dịu chữa ho và viêm phế quản cấp hiệu quả. Nấu xong, để nguội, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi dứt ho hẳn. Ảnh: caothaoduoc.com.
Lá lẻ bạn được sử dụng như thực phẩm, có thể rửa sạch, xào với thịt bò. Bông cây lẻ bạn có thể bóp gỏi và là một món ăn khá ngon miệng. Ảnh: thanhnien.vn.
4. Cây cảnh đinh lăng – cây cảnh dược liệu
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Ảnh: Agiadinh.net.
Toàn bộ lá đinh lăng nấu với nước, uống chữa nám, mụn, uống một thời gian da dẻ sẽ láng mịn. Với những người suy nhược, kiệt sức thì loại cây này có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa. Ảnh: Pokemonviet.info.
Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng. Liều lượng dùng là lá tươi 100 gram/ngày, lá khô 10–20 gram/ngày và rễ 12–50 gram/ngày là hợp lý. Ảnh: thuocbongamruou.vn.
Ngoài là cây cảnh thì đinh lăng còn là thực phẩm, lá đinh lăng có thể làm gỏi với xoài hay ăn với tré, nem mùi vị ấn tượng. Ảnh: phucngocan.com.
5. Cây cảnh lộc vừng
Hoa và vỏ cây nấu lên uống có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả. Lá lộc vừng thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều chất tannin. Liều dùng 4-12 gram mỗi ngày.