Cây cảnh rẻ quạt (dẻ quạt) là một loại cây hoa cảnh được trồng rất nhiều trong vườn nhà nhằm mục để làm cảnh đẹp. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, loại cây cảnh này có hoa cực kỳ dễ trồng, dễ tìm này lại được xếp vào hàng một trong những vị thuốc dân tộc chữa bệnh rất hay.
1. Cây Cảnh rẻ quạt là cây gì?
Rẻ quạt là một loại cây cảnh có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ bao đời nay.
Mặc dù là một loại cây cảnh có hoa được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của loại cây quen thuộc này.
Ở Việt Nam tùy từng địa phương khác nhau mà cây cảnh rẻ quạt này lại có những cái tên khác nhau như lưỡi đồng, xạ can hay bạch quả.
Trong dân gian, người xưa quen gọi loại cây cảnh này là cây rẻ quạt bởi lá của cây rẻ quạt xòe ra như những nan quạt nên được đặt tên như vậy.
Lá của cây rẻ quạt có hình ngọn giáo, mảnh, dài khoảng 30cm, rộng 2cm, gân lá song song, mọc thẳng đứng xen lẫn nhau trên một mặt phẳng.Lá cây cảnh mọc xòe ra từ thân chính, tỏa ra hình chiếc quạt trông rất bắt mắt và đẹp.
Hoa của cây cảnh rẻ quạt rất đẹp, mọc thành chùm, mỗi một bông hoa có 6 mảnh, có màu sắc sặc sỡ như cam, vàng xen với các đốm màu mỏ.
Cây cảnh có quả màu đen bóng, có sọc ngang, giống trứng chim sẻ và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong màu xanh đen. Cây có hình dáng tỏa đều xung quanh như chiếc quạt xòe, hoa đẹp màu sặc sỡ nổi bật nên được nhiều người dùng để làm cây cảnh trong vườn nhà.
2. Trồng cây cảnh rẻ quạt ở đâu và để làm gì?
Cây cảnh rẻ quạt là cây thân thảo mọc hoang, rất dễ sinh trưởng ở khí hậu nhiệt đới. Trên thế giới, loại cây cảnh này được tìm thấy nhiều nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc – đây cũng chính là quê hương của cây này. Ngoài ra, cây cũng mọc nhiều ở các nước Việt Nam, Lào, Philippines,…
Tại nước ta, cây ưa sống ở khu vực đồi núi miền trung du, ven bờ sông suối, sườn núi,… nhiều nhất là ở Lạng Sơn, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Ninh Bình, Bắc Kạn,…
Cây cảnh rẻ quạt được thu hái quanh năm, chủ yếu là lấy lá, thân và rễ cây để làm dược liệu chữa bệnh. Khi hái, người dân sẽ cắt phần lá và rễ cây, sau đó đem rửa sạch để loại bỏ đất cát và ngâm qua nước vo gạo khoảng 1 ngày đêm để loại bỏ độc tố. Cuối cùng, người dân tiến hành thái mỏng để phơi khô và bảo quản dùng dần.
Để sử dụng rẻ quạt một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
3. Trồng và chăm sóc cây cảnh rẻ quạt
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cảnh rẻ quạt, cần lưu ý một số điều sau:
Về đất trồng: Đất trồng cây cảnh rẻ quạt phải là loại đất tơi xốp, màu mỡ, đặc biệt thoát nước tốt vì cây cảnh này không chịu được ngập úng.
Về tưới nước: Tưới nước cho cây cảnh cũng cần phải thận trọng, tưới nước ngày 2 lần cho rẻ quạt là thích hợp nhất, buổi sáng sớm và chiều tốt ta nên tưới, không nên tưới vào lúc giữa trưa. Những ngày trời mát ta nên hạn chế tưới nước cho rẻ quạt, sau đó tưới bổ sung vào những ngày nắng nóng gay gắt.
Quả, thân, lá, rễ cây rẻ quạt đều được dùng làm thuốc, nên nếu ta thấy cây cảnh rẻ quạt có sâu bệnh thì phải trồng tách cây ra, nếu nặng quá mà phải phun thuốc sâu đặc trị thì cũng phải chọn loại thuốc hữu cơ, thân thiện với môi trường.
Về phân bón: Nên bón cho cho rẻ quạt các loại phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân ủ hoai mục để cây phát triển nhanh nhất.
4. Cần phân biệt cây cảnh rẻ quạt với cây hương bài
Trong thiên nhiên có một loại thực vật có đặc điểm tương tự với cây cảnh rẻ quạt, nhiều người không sành về cây thuốc sẽ rất dễ nhầm lẫn đó là cây hương bài.
Cây hương bài nhiều nơi vẫn gọi là dẻ quạt, xương quạt, cây bả chuột,… tuy nhiên đây không phải là cây rẻ quạt (cũng có tên khác là dẻ quạt).
Dân gian sử dụng cây hương bài chủ yếu để làm hương (nhang thơm) ngày Lễ Tết, đặc biệt rễ cây này có độc tính rất mạnh, có thể gây tử vong chết người khi uống. Ngoài ra, cây này cũng được dùng để làm thuốc bả chuột, rất nguy hiểm.