Cách loại bỏ sâu đục quả trên cây có múi

Cách loại bỏ sâu đục quả trên cây có múi

Hiện nay, diện tích trồng cây có múi ở nước ta chiếm tỷ lệ lớn. Sự sâm hại của sâu đục quả đã, đang gây ra thiệt hại đến hiệu quả kinh tế cho các nhà vườn trồng cây có múi. Đây là vấn đề được nhiều nhà nông quan tâm. Vậy để loại bỏ sâu đục quả trên cây có múi một cách hiệu quả thì cần nắm rõ một số thông tin, nguyên tắc trong việc phòng chống cụ thể như sau:

Nhận dạng sâu đục quả trên cây có múi

1. Nhận dạng sâu đục quả trên cây có múi

– Theo nhiều nghiên cứu về sâu đục quả trên cây có múi cho biết: Hiện nay có hai loài gây hại phổ biến là sâu đục vỏ quả (Prays citri Milliere) và sâu đục quả (Citripestes sagittiferlla Moore).

– Sâu đục vỏ quả: Trưởng thành có kích thước rất nhỏ, màu xám, chiều dài sải cách khoảng 8 mm. Rau đầu thẳng, xếp trên lưng khi đậ. Trứng hình tròn, được đẻ trên vỏ quả; trứng mới đẻ có màu trắng trong hơi giống tinh dầu nằm ở vỏ quả. Ấu trùng có màu xanh ngọc, mỗi đốt bụng có một băng ngang màu đỏ quanh thân.

– Sâu đục quả: Con trưởng thành có kích thước từ 10 – 12 mm, thân mảnh, màu nâu đậm đến xám nâu. Trên cánh có những vệt màu đậm dọc theo gân cánh, khi đậu đầu hơi nhô cao hơn thân và có hai râu đầu mảnh sợi chỉ, cong hình chữ C ngược về phía trước. Trứng hình bầu dục, mới đẻ có màu trắng đục, sắp nở có màu cam đỏ. Trứng có hình vảy cá hơi phồng. Sâu non mới nở có màu vàng can, sâu càng lớn có màu đậm hơn, sâu đẫy sức dài từ 20 – 22 mm, màu đỏ nâu và chuyến ang màu nâu xanh khi đẩy sức. Nhộng nằm trong đất, màu nâu đậm, dài từ 12 – 14 mm.

Quả bưới bị sâu đục quả gây hại như thế nào?

2. Cách sâu đục quả gây hại trên cây có múi

– Đối với sâu đục vỏ quả: Loài này chủ yếu gây hại trên cây bưởi. Gây hại từ giai đoạn quả non đến quả chín. Trên vỏ quả xuất hiện những nốt u sần. Nếu gây hại năng sẽ gây rụng quả. Sâu đục vỏ quả gây hại chính ở phần vỏ quả, không gây hại phần thịt quả nên làm quả giảm giá trị thương phẩm.

Phương thức gây hại của sâu đục quả trên quả bưởi

– Loài sâu đục quả: Sâu non sau khi nở đục vào phân vỏ quả, mỗi vết đục có 1 con, lỗ đục thường thấy phân sâu đùn ra rất dễ nhận diện. Lỗ đục tạo điều kiện cho việc sâm nhiễm của các loại nấm bệnh hại khác. Sâu càng trưởng thành đục vào trong ăn phần thịt quả. Loài sâu này gây gai từ giai đoạn quả nhỏ đến khi quả lớn, gây hại nặng làm quả rụng, thối, … Làm giảm năng suất và chất lượng.

3. Phương thức loại bỏ sâu đục quả hại cây có múi

– Cần áp dụng mọi phương thức kỹ thuật từ giai đoạn bắt đầu trồng đến khi thu hoạch quả bằng phương pháp quản lý dịch hại IPM.

– Định kỳ cắt tỉa tạo tán luôn tạo cho vườn trồng thông thoáng, kết hợp chăm sóc bón phân vun gốc để tiêu diện nhộng ẩn trong đất vườn.

– Luôn kiểm tra, thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời đối tượng gây hại. Cần xác định rõ, phát hiện sớm để đưa ra phương thức phòng trừ.

Sử dụng chế phẩm sinh học bắp bẩy con trưởng thành sâu đục quả trên cây có múi

– Dùng sinh vật đối kháng để hạn chế mức gây hại. Có thể nhân, thả kiến vàng để tiêu diệt trứng sâu.

– Khi phát hiện sự gây hại những quả nhiễm cần được thu gom và thiêu hủy an toàn bằng cách ngâm vào dung dịch nước vôi trong ít nhất 25 giờ.

– Giai đoạn trước nở hoa và quả non cần tiến hành phun phòng bằng thuốc bảo vệ thực vật như thuốc Denvalerte, …để hạn chế sự gây hại sâu đục quả ngay giai đoạn đầu.

liên hệ tư vấn kĩ thuật 0978.073.003

Tin Liên Quan