Tỷ phú chanh dây và lộ trình chinh phục thị trường khó tính tạo vị thế cây triệu đô

Sức nóng của trái chanh dây không thua kém sầu riêng khi thời gian đây giá tăng cao đem về lợi nhuận hàng tỷ đồng cho nhà vườn. Chanh dây Việt đã được xuất khẩu sang EU và các thị trường khó tính, đặc biệt từ khi được thí điểm xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì sức hút của trái cây này càng bùng nổ.

Sức nóng của trái chanh dây không thu kém sầu riêng khi thời gian đây giá tăng cao đem về lợi nhuận hàng tỷ đồng cho nhà vườn.
Sức nóng của trái chanh dây không thua kém sầu riêng khi thời gian đây giá tăng cao đem về lợi nhuận hàng tỷ đồng cho nhà vườn.

Tỷ phú chanh dây xuyên phá thị trường cao cấp

Một trong những nông dân nổi tiếng về trồng chanh dây ở Gia Lai là ông Nguyễn Văn Minh (tổ 3, thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ). Điều làm nên sự khác biệt trong vườn chanh dây của ông Minh là luôn cho năng suất, chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2018, ông Minh bắt đầu làm quen với cây chanh dây. Thời gian đầu, do ông chưa nắm được quy trình kỹ thuật, thuộc tính của loại cây trồng mới này nên năng suất, hiệu quả mang lại không cao. Không nản lòng, ông Minh đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc chanh dây theo hướng sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Sau một thời gian mày mò, đúc rút kinh nghiệm chăm sóc, vườn chanh dây của gia đình ông bắt đầu cho “quả ngọt”.

Tỷ phú chanh dây Nguyễn Văn Minh đang chăm sóc vườn chanh leo của gia đình.
Tỷ phú chanh dây Nguyễn Văn Minh đang chăm sóc vườn chanh leo của gia đình.

Ông Minh cho biết: “Trước đây, gia đình chủ yếu trồng dưa hấu, mía. Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây khá phù hợp với cây chanh dây nên tôi quyết định chuyển đổi dần sang trồng loại cây này. Lúc mới bắt đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ kiên trì, chịu khó tìm tòi, học hỏi, áp dụng đúng quy trình chăm sóc cây chanh dây bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với những cây trồng khác”.

Theo ông Minh, làm nông nghiệp trước tiên phải sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, ngoài áp dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp bón phân cho hơn 1,1 ha chanh dây, ông còn chú trọng quản lý sâu bệnh hại bằng các loại thuốc trừ sâu sinh học. Đặc biệt, ông còn làm ra thuốc diệt trừ côn trùng gây hại cho vườn cây từ hỗn hợp ớt, gừng, tỏi, sả. Nhờ vậy, vườn chanh dây của gia đình luôn đạt năng suất cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các nước châu Âu, được thương lái đến tận nơi để thu mua.

Những năm gần đây, chanh dây luôn nằm trong top những loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.
Những năm gần đây, chanh dây luôn nằm trong top những loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.

Theo ông Minh, làm chanh dây sạch để xuất khẩu sang châu Âu không khó, quan trọng là mình phải chọn được giống đạt chất lượng, bón phân cân đối và đặc biệt phải quản lý được sâu bệnh hại. Bên cạnh sử dụng thuốc trừ sâu tự ủ, ông còn dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học khác như nano bạc, nano đồng… để luân phiên phun cho vườn cây khoảng 7-10 ngày/lần nhằm đạt hiệu quả cao hơn, tránh bị lờn thuốc.

“Vụ chanh dây năm vừa rồi, tôi thu được khoảng 70 tấn, trong đó có khoảng 70-80% đạt tiêu chuẩn đi châu Âu với giá 35-38 ngàn đồng/kg, số còn lại bán xô với giá 14-15 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, tôi lãi trên 1 tỷ đồng. Nếu giá chanh dây giữ ổn định như hiện nay thì ít loại cây trồng nào trên địa bàn cho lợi nhuận cao hơn. Dự kiến năm nay, tôi mở rộng trồng thêm khoảng 1 ha chanh dây”, ông Minh phấn khởi cho biết.

Làm gì để chanh dây vững vàng vị thế cây triệu đô?

Những năm gần đây, chanh dây luôn nằm trong top những loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Trong vòng 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh dây nước ta đã tăng hơn 300%.

Hiện chanh dây Việt cũng đã xuất khẩu tới các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm như: Australia, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sĩ và mới đây là xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc hồi tháng 7/2022.

Trên thị trường thế giới, chanh dây là một trong bốn loại trái cây có nhu cầu cao. Nhu cầu đối với chanh dây tươi là hàng trăm nghìn tấn quả/năm; với nước ép chanh dây cô đặc khoảng trên 30.000 tấn/năm.

Nông dân Gia Lai chăm sóc cây chanh dây.
Nông dân Gia Lai chăm sóc cây chanh dây.

Việt Nam có lợi thế gia tăng thị phần khi chanh dây đang được trồng tại 46 tỉnh, thành phố với diện tích khoảng 6.000 ha với sản lượng 300.000 – 400.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên… Việt Nam lại có bộ chanh dây tương đối phong phú, nếu thâm canh tốt, chanh dây có thể cho thu hoạch 3 vụ/năm.

Không chỉ xuất khẩu quả tươi, chanh dây cũng là một trong những trái cây hiện đang có tỷ lệ chế biến cao. Điển hình như trong năm 2022, trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu thì tỷ trọng của sản phẩm chế biến biến chiếm gần 30%, đạt hơn 1 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chế biến từ trái chanh dây dẫn đầu về trị giá.

Tây Nguyên là vùng trồng chanh dây lớn nhất cả nước với diện tích gần 10.000 ha. Trong đó, Gia Lai là địa phương có diện tích chanh dây lớn nhất cả nước với tổng diện tích 4.500ha. Đáng chú ý, những hộ dân trồng chanh dây theo quy trình VietGap, GlobalGap liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp, còn được thu mua với giá cao hơn thị trường, mỗi ha có thể thu về hơn 300 triệu đồng.

Trước tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Gia Lai đã chủ trương chuyển đổi diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả, sang phát triển cây ăn trái, trong đó có chanh dây nâng tổng diện tích lên 20.000 ha vào năm 2025.

Dây chuyền sản xuất chanh dây tại Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
Dây chuyền sản xuất chanh dây tại Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Chanh dây đang rộng đường xuất khẩu, đặc biệt thời gian gần đây Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu dẫn tới giá tăng cao. Điều này dẫn tới việc tại nhiều địa phương người dân ồ ạt mở rộng diện tích chanh dây thiếu kiểm soát. Điều này khiến Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cảnh báo: Việc tăng diện tích một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, theo phong trào, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, cung vượt quá cầu, dư thừa, dội chợ và nghiêm trọng hơn là tại các vùng không phù hợp như vùng nhiễm mặn, nhiễm phèn, vùng không chủ động được tưới, tiêu sẽ gây thiệt hại nghiệm trọng về năng suất và chất lượng sầu riêng của Việt Nam.

Câu chuyện về cây chanh dây đang hứa hẹn nhiều kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho nông sản Việt. Tuy nhiên, để phát triển bền vững người trồng chanh dây cần nắm vững các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu và các khuyến cảo của ngành chức năng. Đặc biệt, việc trồng chanh dây phải có liên kết với các doanh nghiệp về thương mại và chế biến… Chú trọng về chất lượng theo chuẩn xuất khẩu sẽ tạo điểm tựa vững chắc để ngày càng có thêm những tỷ phú chanh dây./.

Tin Liên Quan