Giống cây nghe tên “lẻ loi” nhưng cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/năm

Nhờ giống cây không chỉ cho thu hoạch dạng quả tươi, mà còn quả ép khô, dạng hạt khô, với giá hạt cao đã giúp người dân xã Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận) “hốt bạc”.

Chuối hôt cô đơn hay còn có tên gọi là chuối mồ côi, hay chuối bạc hà cũng có nơi gọi là chuối tuyết. Loại chuối này có tên khoa học là Ensete glaucum, còn có tên gọi khác tiếng anh là Snow Banana (Chuối tuyết), và cũng được phân loại là Musa nepalensis, Ensete giganteum, or Ensete wilsonii.

Chuối có cái tên độc lạ như vậy là vì đặc điểm của nó, một bụi chỉ có một cây duy nhất mà thôi, nó không mọc thành chùm, không đẻ cây con, một thân một mình chơi vơi và nuôi 1 buồng tới khi chín rồi chết đi.

Theo nghiên cứu loại chuối này có các thành phần dược tính cao hơn rất nhiều lần chuối hột rừng thông thường vì hàm lượng dưỡng chất cây chuối tất cả đều dồn vào 1 buồng chứ không “phân” ra các cây khác.

Giống cây nghe tên “lẻ loi” nhưng cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/năm

Loài Chuối này lần đầu tiên được phát hiện tại Vườn quốc gia Xuân Sơn , Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Nam Ninh và một số tỉnh phía Bắc và miền Trung ở Lâm Đồng, Đắk Lắc, Đắk Nông, Bình Phước. Đặc tính Cây ưa ẩm, ưa các vùng đất ngập nước hay các thung lũng ven suối, lúc nhỏ chịu bóng và lớn ưa sáng.

Giống cây này được trồng bằng hạt, ra quả quanh năm. Mỗi cây chỉ có một buồng duy nhất, buồng lớn từ 8 – 10 nải, buồng nhỏ có 6 – 7 nải. Mỗi nải chuối có từ 13 – 17 trái.

Mặc dù mới chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây, nhưng trên thực tế, chuối cô đơn đã rất quen thuộc với đồng bào dân tộc. Người dân tộc thường dùng chuối để chữa trị nhiều loại bệnh như đi ngoài, sỏi thận, phù thũng, sưng tay chân, viêm loét dạ dày, trị dị ứng da, một số bệnh giun sán ở trẻ em, bệnh đường ruột…

Tùy vào những căn bệnh khác nhau mà lấy những bộ phận trên cây chuối để trị bệnh, từ hạt chuối, đến thân bẹ đều có thể dùng làm thuốc.

Về đặc điểm, chuối cô đơn có chiều cao từ 3 – 4m, gốc phình ra rất to. Là thuôn, có phiến to nhỏ. Nải chuối có hai hàng, thường thì nải đầu là cái, nải sau thường là đực. Chuối ra rất nhiều hoa. Quả chuối thuôn, dài, to khoảng 10 – 12 x 3,5cm. Hạt ít, to khoảng 1cm, có màu đen tuyền, có rốn lõm sâu.

Mỗi quả chuối cho rất nhiều hạt, có kích thước gắp 1,5 đến 2 lần so với chuối hột rừng thông thường. 1 buồng chuối loại này có thể cho thu được 4 – 6kg/hạt.

Giống cây nghe tên “lẻ loi” nhưng cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/năm

Chuối cô đơn hoàn toàn mọc ngoài tự nhiên, cây phát triển quanh năm. Cây chuối này chỉ mọc ở khu vực núi cao, thông thường hạt chín rơi xuống đất gặp điều kiện tốt cây sẽ mọc, phát triển và ra quả. Từ khi mọc cho đến khi thu hoạch trái mất khoảng 2- 2,5 năm.

Để bảo tồn giống chuối cô đơn, năm 2016, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ, Ban Hợp tác quốc tế Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khảo sát việc thực hiện mô hình bảo tồn, phát triển giống chuối cô đơn Phước Bình tại huyện Bác Ái.

Đến nay, chuối cô đơn đã giúp người dân xã Phước Bình “hốt bạc”, với thu nhập từ 60-70 triệu đồng/năm. Được biết, thương lái rất ưu chuộng chuối cô đơn bởi nhiều tác dụng chữa bệnh như trên.

Trên thị trường, chuối cô đơn được rao bán không chỉ dạng quả tươi, mà còn quả ép khô, dạng hạt khô, với giá hạt dao động vào khoảng 90 -300.000 nghìn đồng/kg.

Tin Liên Quan