Bà chủ cơ ngơi mấy chục tỷ đồng ở Lâm Đồng tiết lộ bí quyết chăm hoa cúc nở to như cái bát tô

“Trồng bông mà bón phân của Supe Lâm Thao thì cái bông to hơn. Trồng rau trái cũng vậy. Dùng riết quen rồi, chả muốn dùng loại khác” – chị Trần Thị Hiền, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) nói về bí quyết chăm hoa cúc nở to như cái bát tô.

Bí quyết chăm hoa cúc nở to như cái bát tô

Trò chuyện với chúng tôi, chị Trần Thị Hiền cho biết, quê chị là một vùng nông thôn thuộc tỉnh Thanh Hóa. Gia đình làm nông nhưng đất đai chật hẹp, dù làm lụng chăm chỉ nhưng cũng chỉ đủ ăn. Có người quen giới thiệu, năm 1990 vợ chồng chị quyết định rời quê hương vào Lâm Đồng lập nghiệp với số vốn là 1,6 cây vàng tích cóp được. 

Nhớ về quãng thời gian mới vào vùng đất mới lập nghiệp, chị Hiền kể: “Mình bán số vàng, mua được mảnh đất nhỏ xây cái nhà tạm để ở, còn lại vẫn mua được thêm gần 1 sào đất trồng bông (hoa) và rau. Hồi ấy phân bón cũng phải mua thiếu, đến lúc thu hoạch bán được tiền mới trả”. 

Chăm chỉ làm lụng, cứ sau mỗi vụ thu hoạch vợ chồng chị tiết kiệm được ít tiền lãi là lại đi mua thêm đất, mở rộng trồng trọt. Sau gần chục năm, chị đã có hàng mẫu đất canh tác.

Bà chủ cơ ngơi mấy chục tỷ đồng ở Lâm Đồng tiết lộ bí quyết chăm hoa cúc nở to như cái bát tô - Ảnh 1.
Chị Trần Thị Hiền trong vườn cúc mẫu đơn của gia đình. Ảnh: Thuý Nga

Khi diện tích đất trồng trọt nhiều, số phân bón chị cần dùng cũng tăng lên, chị liền nghĩ: Sao không mở cửa hàng phân bón, vừa để sử dụng vừa bán cho bà con xung quanh? Thế là chị lại gom góp tiền mở một cửa hàng nhỏ bán phân bón và thuốc trừ sâu. 

Nói về cái cửa hàng phân bón ban đầu, chị Hiền cười: “Nói là cửa hàng cho sang, chứ thực ra là cái quán nhỏ. Phân bón thì mình dùng là chính, sau khi dùng thử qua vài loại, rút kinh nghiệm, mình lựa ra loại phù hợp nhất để dùng, rồi giới thiệu cho bà con trong xóm. Loại mình dùng nhiều nhất từ hồi đó là Lân của Lâm Thao. Người ta thấy mình dùng tốt thì họ làm theo”. 

Bà chủ cơ ngơi mấy chục tỷ đồng ở Lâm Đồng tiết lộ bí quyết chăm hoa cúc nở to như cái bát tô - Ảnh 2.
Chị Trần Thị Hiền vừa là chủ đại lý phân bón cấp 2 của Supe Lâm Thao ở huyện Đức Trọng, vừa là nông dân trồng cà chua, trồng bông đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thuý Nga

Ngày ấy vốn liếng chị Hiền chưa có nên mỗi lần chỉ dám nhập của đại lý 5 bao mỗi loại và ghi sổ nợ. Tới khi nào dùng hết bán hết, thu được tiền thì trả đại lý. Bà con họ dùng quen, dần dần mua nhiều hơn, thì chị cũng dần lấy nhiều hàng hơn. Và từ cái “quán nhỏ”, bây giờ chị Hiền đã là đại lý phân bón cấp 2 của Supe Lâm Thao, với cơ ngơi mấy chục tỷ đồng.

Vốn là người làm nông quý ruộng vườn, lại thêm tính nhanh nhạy, tiền tích cóp được chị Hiền mua thêm đất, trồng xen vụ các loại bông và rau trái. Đến nay chị đã có hơn 2 mẫu đất chuyên canh tác các loại hoa và rau màu. 

Theo chị Hiền, phân chứa lân của Supe Lâm Thao đặc biệt phù hợp với vùng đất này. Các loại bông và rau màu chị dùng phân lân bón lót, sau đó bón thúc bằng NPK hàm lượng cao, đều “xài” của Supe Lâm Thao. 

Chị cho biết: “Trồng bông mà bón phân của Supe Lâm Thao thì cái bông to hơn. Trồng rau trái cũng vậy. Dùng riết quen rồi, chả muốn dùng loại khác”. Khi được hỏi sao lại tín nhiệm phân của Supe Lâm Thao đến thế, chị hồ hởi nói: “Mình là người sử dụng trực tiếp hàng chục năm rồi, kiểm chứng cũng tự bản thân mà ra. Không sản phẩm nào qua được sản phẩm của Lâm Thao. Đến giờ, nói đến lân Lâm Thao là có sự uy tín rồi, bán chạy lắm, nhiều lúc khan hiếm chả có để bán”.

Bà chủ cơ ngơi mấy chục tỷ đồng ở Lâm Đồng tiết lộ bí quyết chăm hoa cúc nở to như cái bát tô - Ảnh 3.
Cán bộ thị trường của Supe Lâm Thao tư vấn cách sử dụng phân bón tại vườn hoa cúc mẫu đơn 40 ngày tuổi của chị Hiền. Ảnh: Thúy Nga

Cũng theo chia sẻ của chị Hiền, vùng đất này nhiều gió, bón phân dạng hạt không bị dính lá, không bị gió quẩn, tiết kiệm phân bón. Vì thế, Supe Lâm Thao nên đưa phân hạt vào bán chứ phân bột ít người dùng hơn.

Không chỉ là người thông minh nhạy bén, chị Hiền còn là người có tấm lòng nhân hậu. Sau mấy năm lập nghiệp, chị đã cưu mang anh chị em họ hàng từ Thanh Hóa vào cùng làm ăn sinh sống. Từ năm 1993 đến nay, chị đã giúp tổng cộng 8 hộ gia đình anh em nội ngoại vào sinh cơ lập nghiệp. 

Chị kể, khi đón các gia đình từ quê vào, chị nuôi ăn ở mỗi gia đình khoảng 1 tháng, rồi cho vay vốn, cho mượn đất trồng trọt, bán thiếu phân bón, sau 3 tháng có thu hoạch sản phẩm thì trả. Chị mua thêm sách hướng dẫn gieo trồng, sử dụng phân bón để áp dụng và hướng dẫn cho anh em bà con lối xóm cùng làm. Chị vui vẻ nói: “Mình áp dụng thấy tốt thì phổ biến chứ giữ riêng làm gì. Người ta được tư vấn, thấy tốt thì cũng mua phân bón ủng hộ mình nhiều hơn”.

Nói về dự định trong thời gian tới, chị Hiền chia sẻ: “Mình nghĩ nghề nông nghiệp sẽ bền nhất. Mà làm nông thì hàng ngày phải cho cây cối hoa màu ăn, như câu thơ mình nhớ từ lúc đi học: Rễ cây hút nhựa đất/Như cơm ăn hàng ngày. Do đó mình sẽ tiếp tục làm nghề nông, cũng sẽ tiếp tục tin tưởng sử dụng và hướng dẫn bà con sử dụng phân bón của Supe Lâm Thao”. 

Mới đây, khi biết Công ty cổ pâhnf Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao ra mắt 6 loại phân bón mới chứa vi sinh đều dạng hạt, đồng thời đã có hàng cung cấp cho thị trường Tây Nguyên, chị Hiền rất vui và cho biết sẽ nhập phân mới này về để vừa sử dụng vừa cung cấp cho bà con có nhu cầu. 

Tin Liên Quan