KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA TULIP

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA TUYLIP

I. GIỚI THIỆU CHUNG
Tuylip có nguồn gốc từ Châu Âu, được trồng nhiều ở Hà Lan. Tuylip là một trong những loại hoa có hình dáng, màu sắc đẹp, được nhiều người ưa thích.
Ở miền Bắc Việt Nam, Tuylip đã được quả trồng thử nghiệm thành công và hiện nay đang được phát triển ở diện rộng ngoài sản xuất.

  1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
    Tuylip là cây thân thảo, phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ, phần trên mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số giống không có mầm hạt).
    1. Rễ : Rễ mọc mọc từ dưới gốc củ nằm dưới mặt đất, nâng đỡ củ, hút nước và dinh dưỡng.
    2. Lá : Có nhiều hình dạng khác nhau: hình thuyền hoặc hình thuôn dài hoặc tròn dài… Lá không có cuống hoặc cuống ngắn. Kích thước lá phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Lá dòn, rễ gãy
    3. Hoa : Hoa hình trụ thuôn, một cây chỉ có một hoa. Màu sắc hoa rất phong phú, đa dạng, có loại có hương thơm nhẹ, có loại không.
    4. Quả : Quả dài 5-7cm, bên trong có 3 ngăn, mỗi quả có vài trăm hạt. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc hình trụ.
  2. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
    1. Ánh sáng : Tuylip ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, đến yếu. Trong điều kiện trồng vào những ngày nắng, thì cần che bớt ánh sáng, nêu trời dâm mát, không cần che ánh sáng, chỉ cần che mưa, sương muối. 
    2. Nhiệt độ : Tuylip là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 15-25oC, ban đêm là 12oC – 18oC. Dưới 8oC và trên 32oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.
    3. Độ ẩm: Đất (hoặc giá thể) quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của Tuylip. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75-80%), thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn (độ ẩm đất 65-70%). Độ ẩm đất trung bình 70-75%, độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp với cây Tuylip.
    4. Đất : Tuylip không nên trồng trực tiếp vào đất mà trồng trên giá thể, tốt nhất là giá thể 1/2 mụn sơ dừa (hoặc mùn cưa) + 1/4 phân chuồng khô hoai + 1/4 đất sạch, nếu không có phân chuồng thì dùng 1/2 đất sạch. Yêu cầu giá thể thoát nước tốt, pH từ 5,5-6,5, không bị nhiễm nấm bệnh, không chứa nhiều muối trong đất.

III. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC 
3.1. Thời vụ trồng
Ở các vùng khí hậu mát mẻ như Mộc Châu, SaPa có thể trồng quanh năm, còn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, chỉ nên trồng vào tháng 11 âm lịch, để thu hoạch vào tết Nguyên Đán. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống Tuylip (từ 30-45 ngày) và khí hậu từng nơi để chọn thời điểm trồng cho phù hợp.
Tùy theo các giống mà thời gian sinh trưởng khác nhau, sau đây là 1 số giống phổ biến:
3.2. Chuẩn bị nhà che : Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng Tuylip trong nhà có mái che: có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới trung bình, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.
3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Chọn củ giống
Củ giống phải đồng đều, không bị trầy xước, đã bật mầm, cỡ củ 12+ củ nhập từ Hà Lan, đã xử lý nảy mầm….
Chọn giống hoa: nên chọn các loại giống có các màu sắc khác nhau như Vàng, đỏ, viền đỏ, tím, hồng, cà rốt…Mộ số giống đã được thử nghiệm và kết luận phù hợp với điều kiện miền Bắc Việt Nam là các giống : Strong gold; Ad rem; Ile france , Barcelona, Kung Fu…
2. Chuẩn bị giá thể (đất trồng)
– Yêu cầu giá thể tơi xốp, thoát nước tốt, sạch bệnh, PH trung tính, không có muối (EC < 1,5)
– Có thể trộn giá thể theo các tỷ lệ sau: 1 Mụn cưa hoặc xơ dừa + 1 Trấu hun + 1 Phân trâu bò hoai mục + 1 đất sạch.
– Nếu không có phân chuồng và trấu hun thì dùng 1/2 mùn cưa và 1/2 đất sạch.
– Giá thể nên chuẩn bị trước 1 – 2 tuần và cho vào chỗ mát mẻ để giảm nhiệt độ của đất trồng
3. Kỹ thuật vào chậu
Trước khi trồng bóc sạch lớp vỏ cứng bên ngoài để rễ và mầm phát triển được khỏe, sau đó cho củ vào ngâm trong thùng đã pha sẵn thuốc xử lý nấm (Ridomil gold hoặc Daconil với liệu lượng 10g/10l nước) khoảng 15 phút thì với ra đem trồng.
Chọn chậu trồng Tuylip bằng nhựa hoặc túi bầu nilong có đường kính 14-18cm. 1 chậu trồng 3 -5 củ. Cho giá thể vào 2/3 chậu, (thành phần giá thể như nói ở trên) đặt củ tulip vào đó, sau đó lấp tiếp giá thể cho đến khi ngập củ, tưới nước đều và đẫm cho nước ngấm hết cả chậu.
Ta xếp chậu theo luống cho bằng phẳng.
4. Kỹ thuật tưới nước
Luôn chú ý giữ giá thể luôn ẩm tránh để củ khô, giúp rễ củ hút nước và dinh dưỡng tốt. Có thể kiểm tra bằng dụng cụ đo độ ẩm ( gọi là ẩm kế), để độ ẩm đất đạt 80-85%, nếu không có dụng cụ đo thì kiểm tra bằng tay, bằng mắt, sao cho không được khô quá hoặc đọng lại nước ở giá thể. Thời gian đầu nên tưới thật đẫm để củ hút đủ nước thúc đẩy phát triển rễ và mầm (7-10 ngày), sau đó chỉ tưới đủ ẩm, vì nếu độ ẩm quá cao sẽ làm cây dễ bị bệnh. 
5. Kỹ thuật bón phân thúc 
– Lượng phân bón cho 1.000 chậu
Dùng phân Soul plant ( trong đó đã có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng để bón cho cây) 
– Bón thêm phân Canxi Nitrat, NPK đầu Trâu. 
– Cách bón: 
Trong 1 tuần đầu sau trồng, chưa cần bón phân. Sau khi mầm Tuylip cao 6-12cm và kiểm tra thấy rễ dài > 2cm thì tiến hành tưới (hoặc phun), cứ 3-5 ngày phun 1 lần, hòa phân trên (5g/10l nước) để phun, phun đều ướt đẫm lá. 
Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu..…
6. Điều chỉnh ánh sáng
– Trước khi trồng 7-10 ngày nên che hết ánh nắng cho khu vực trồng cũng như giá thể trồng để giảm nhiệt độ đất.
– Khi bắt đầu trồng đến 5 ngày sau vẫn che như trên, sau đó tùy theo ánh sáng mặt trời mà điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp, vd nếu ánh sáng mạnh thì che lại, ánh sáng yếu thì dỡ bớt phần lưới che để cây vẫn có ánh sáng để quang hợp.
7. Điều khiển sinh trưởng cho Tuylip
– Biện pháp tăng tốc độ sinh trưởng, phát dục:
Trong điều kiện mùa đông, khi đã ấn định thời điểm thu hoạch, nếu trước khi thu hoạch 8 – 10 ngày, nụ hoa vẫn chưa thoát ra khỏi lá, có thể dùng nilon quây kín và thắp điện vào ban đêm có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của Tuylip (làm hoa nở sớm hơn khoảng 3-5 ngày so với không tác động).
– Biện pháp giảm tốc độ sinh trưởng, phát dục: Muốn kéo dài thời gian sinh trưởng của Tuylip cần tổng hợp các biện pháp hạ nhiệt độ, giảm ánh sáng bằng cách che nắng, giảm lượng nước tưới.

  1. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
    4.1. Sâu hại: Tuylip rất ít bị sâu hại, một số loại sâu hại chính là:
    1. Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông.
    – Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở những năm độ ẩm cao.
    – Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 – 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha…
    2. Sâu đục rễ, củ:
    – Triệu chứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ, ảnh h¬ưởng tới sinh trư¬ởng của cây, làm lá vàng, nghiêm trọng hơn là làm cho cây chết khô, tác hại chủ yếu vào lúc cây đang sinh trưởng và thời kỳ cất trữ củ.
    – Phòng trừ: Không bón quá nhiều phân đạm; Dùng thuốc phòng trừ: Basudin rắc vào đất 1kg/ 1m3 giá thể
    3. Sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu khoang, sâu xanh, sâu xám)
    – Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non 
    – Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 10 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bình 10 lít, Ofatox 400 EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 10 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 10 lít, phun 2 bình cho 1.000 chậu.
    4.2. Bệnh hại
    1. Bệnh thối gốc, rễ:
    – Triệu chứng: Gốc cây bị mềm, thối, có màu xanh tối, màu tro đen, rồi lan lên phía trên, lá bị vàng, nếu bệnh nặng, thân bị cong queo, dòn, gãy
    – Phòng trừ: Khử trùng, tiêu độc đất; dùng thuốc sát khuẩn phun vào giá thể trước khi trồng; giữ cho đất thoát n¬ước tốt, không đư¬ợc để đất ẩm ¬ướt lâu; che nắng để giảm nhiệt độ đất và giữ ẩm.
    2. Bệnh mốc tro: 
    – Triệu chứng: Bệnh hại lá, nụ, hoa. Trên lá th¬ường thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều, màu nâu trong suốt, trời ẩm ¬ướt sẽ lan rộng ra thành những vòng. Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa
    – Phòng trừ : Không tưới đẫm nước, không tưới lên lá và để nước đọng ở rãnh lá; Dùng thuốc phun phòng : Funguran 50 WP, champion 75WP, liều lư-ợng 15-20 g / bình 10 lít, phun 2 bình cho 1.000 chậu.
    3. Bệnh gãy ngang thân
    – Triệu chứng: Khi cây bắt đầu có hoa hoặc đã ra hoa ở phần thân ban đầu thấy hơi mọng nước vài ngày sau thì bị gãy gang thân.
    – Phòng trừ : Duy trì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, bón phân cân đối, tưới nước vào sáng sớm, chỉ tưới đủ ẩm.
  2. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA
    5.1. Thu hoạch
    Thời gian thu tốt nhất khi nụ phình to và bắt đầu có màu. Có thể mang cả chậu đi tiêu thụ.
    5.2. Bao gói
    Bao giấy cho từng chậu hoa và cho các chậu hoa vào thùng caton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 8-10oC.

    Chúc bà con thành công!

    Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

    Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGAP

    Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

    HOTLINE  – 0432161283/ 0942760699/0961284001/ 0968067905

    Email: giongcaytronghvnn@gmail.com

    Website chính: https://viencaygiongtrunguong.com/

    CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

 

Tin Liên Quan