Cây Lát hoa

Đặc điểm cây Lát hoa

Lát hoa là cây gỗ lớn cao tới 25 – 40m, đường kính thân lên tới cả 100 cm. Lá kép lông chim 1 lần chẵn, mang 7-10 đôi lá chét mọc cách hoặc gần đối, dài 10-12 cm, rộng 5-6 cm, hình xoan hay mũi mác, đầu có mũi nhọn. Lá khi non có màu đỏ nhạt, khi cây lớn chuyển thành màu xanh. Hoa tự hình chùy ở đầu cành, mọc thẳng, về sau rủ dần xuống và có lông ở mặt ngoài. Cây ưa sáng, thân thẳng, hệ rễ và tán lá phát triển. Tái sinh hạt tốt.

cay lat hoa

Cây Lát Hoa

Lát hoa có nguồn gốc từ Châu Á, là loài cây gỗ rừng thường xanh được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Ở Việt Nam, Lát hoa thường phân bố tự nhiên ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Trước đây, người ta cho rằng lát hoa chỉ mọc tốt ở những vùng núi đá vôi cao. Tuy nhiên, trong thực tế của nhiều năm trở lại đây, cây Lát hoa đã được đựa trồng trên nhiều chân đất khác nhau, từ đất thịt, thịt pha, cát pha, thậm chí trên vùng đất cát nghèo dinh dưỡng ở độ cao dưới 100 m, vẫn thấy cây sinh trưởng, phát triển khá tốt.

Công dụng của cây Lát hoa

Cây Lát hoa có thể trồng cho nhiều mục đích khác nhau: trồng rừng kinh tế, làm đai phòng hộ che chắn cho các trang trại cây ăn quả, các nhà vườn và đặc biệt trồng làm cây tôn tạo cảnh quan đô thị, cây xanh công viên, công sở.

Gỗ lát hoa đẹp từ màu sắc đến thớ và vân gỗ, nên rất được ưa chuộng. Gỗ Lát hoa được dùng đóng đồ trang trí nội thất, đồ dùng gia dụng và cả đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp.

go lat hoa

Gỗ Lát Hoa

Nhựa cây màu vàng trong suốt có thể dùng pha trộn với nhiều loại nhựa khác để sử dụng. Hoa chứa chất nhuộm màu vàng và màu đỏ có thể nghiên cứu làm chất màu thực phẩm. Lá non và vỏ thân chứa khoảng 15-22% ta-nanh có thể tận dụng cho y học hoặc nhuộm sợi vải. Trong Y học, người ta dùng vỏ như một chất gây se mạnh và thường dùng để hạ sốt.

Kĩ thuật trồng cây Lát hoa

Khu vực trồng Lát hoa

Lát Hoa phân bổ khá rộng rãi trong cả nước nhưng đặc biệt được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung.  Những tỉnh thành này có điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu giúp cây Lát hoa phát triển.

Lát hoa đã được đựa trồng trên nhiều chân đất khác nhau: đất thịt, thịt pha, cát pha, thậm chí trên vùng đất cát nghèo dinh dưỡng cây vẫn sinh trưởng và phát triển khá tốt.

Phương thức trồng Lát hoa

Trồng thuần loài: bà con nên đào hố trồng theo rạch ngang đồi song song với đường đồng mức. Trong rạch trồng cây phát rộng 2m, dọn sạch cây bụi, cỏ dại. Xử lí thực bì phải được tiến hành trước khi trồng rừng từ 1 – 2 tháng.

Trồng xen canh với cây khác: kỹ thuật trồng Lát Hoa xen kẽ không khác gì nhiều so với trồng rừng Lát hoa thuần loài. Trồng cự li các hàng 4×5 m, phát dọn thực bì trong rạch 2m và để lại những cây tái sinh.

vuon ươm cay lat hoa

Vườn Ươm Cây Lát Hoa

Mật độ trồng Cây Lát Hoa

Trồng thuần loài: khoảng cách 4×5 m và mật độ là 500-600 cây/ha.

Trồng xen canh: khoảng cách 8×9 m và mật độ là 250-300 cây lát hoa/ha và 250-300 cây xen canh/ha. Cứ 1 hàng lát lại cách trồng 1 hàng cây xen canh hoặc 1 cây lát hoa cạnh 1 cây xen canh. Cây xen canh có thể là keo, mít, gù hương….

Thời vụ trồng Cây Lát Hoa

Lát Hoa thường trồng làm 2 vụ là vụ chính hay còn gọi là vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Vụ thu trồng từ tháng 8- tháng 10 hàng năm.

Trồng Cây Lát Hoa đúng kỹ thuật cần lưu ý

Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông Bắc. Bố trí trồng cây Lát hoa từ trên đỉnh xuống chân đồi. Khi trồng Lát hoa nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao hay kéo sắc rạch bầu, tránh làm bầu bị hư hại

Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh dẫm vào bầu làm vỡ bầu.

Mọi thông tin liên hệ mua giống cây Lát hoa

☎️liên hệ :0978073003 – kĩ sư NHUNG
              & 0962454799 – kĩ sư HƯỜNG
?Địa chỉ: Khu 31ha, phố Nguyễn Mậu Tài, đường Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hn

Tin Liên Quan